Referral Fee là gì? Các loại chi phí trên Amazon mà người bán cần biết

Linh Dinh April 10, 2024 Không có phản hồi

Việc bán hàng trên Amazon mang lại nhiều cơ hội tuyệt vời cho các nhà bán lẻ và doanh nghiệp trên toàn cầu. Tuy nhiên, để tối đa hóa lợi nhuận và quản lý hiệu quả chi phí, người bán cần hiểu rõ về các loại phí mà Amazon áp dụng. Trong bài viết này, BurgerPrints sẽ giới thiệu chi tiết về phí giới thiệu / referral fee là gì và các loại phí bán hàng khác trên Amazon, giúp bạn làm chủ quy trình kinh doanh của mình trên nền tảng này.

Amazon Referral fee là gì?

Referral fee, hay phí giới thiệu, là một khoản phí mà Amazon thu từ mỗi sản phẩm bán được qua nền tảng. Khoản phí này được tính dựa trên tỷ lệ phần trăm của giá bán sản phẩm, và tỷ lệ này có thể thay đổi tùy thuộc vào danh mục sản phẩm.

Thông thường, mức phí giới thiệu sẽ rơi vào khoảng 15% tổng giá bán sản phẩm. Tuy nhiên tỷ lệ này có thể thay đổi trong khoảng 8% đến 45%, tùy thuộc vào danh mục sản phẩm bạn bán. Bạn có thể tham khảo bảng chi tiết mức phí giới thiệu cho từng ngành hàng trên Biểu phí người bán của Amazon.

Amazon referral fee là gì?

Phí giới thiệu áp dụng khi nào?

Phí giới thiệu Amazon được áp dụng cho mọi sản phẩm được bán thành công trên nền tảng Amazon. Nói cách khác, bất cứ khi nào bạn bán được sản phẩm qua Amazon, bạn sẽ phải trả một khoản phí nhất định cho Amazon như một khoản hoa hồng cho việc thu hút khách hàng và tạo điều kiện cho giao dịch diễn ra.

Việc Amazon thu 15% tổng giá bán có quá cao?

Việc Amazon thu phí 15% tổng giá bán không hoàn toàn là đắt nếu so sánh với những lợi ích mà nó mang lại cho người bán.

Hãy tưởng tượng bạn là một nhà môi giới bất động sản và có một người bạn A muốn mua nhà. Bạn giới thiệu cho A cho một nhà bán nhà và nhận được hoa hồng “giới thiệu” vì đã đưa khách hàng đến với họ. Tương tự như vậy, Amazon đóng vai trò là trung gian, kết nối người bán với khách hàng tiềm năng, giúp gia tăng doanh số bán hàng cho người bán.

Với Amazon, bạn không cần tốn hàng chục nghìn USD cho marketing hay dành nhiều tháng để xây dựng nội dung thu hút khách hàng. Nền tảng của Amazon giúp bạn tiếp cận hàng triệu khách hàng tiềm năng trên toàn cầu một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Tuy nhiên, mức phí 15% này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của người bán, đặc biệt là đối với những sản phẩm có giá bán thấp hoặc lợi nhuận thấp. Do đó, người bán cần cân nhắc kỹ lưỡng về mức phí này và điều chỉnh giá bán sản phẩm phù hợp để đảm bảo lợi nhuận.

Nhìn chung, phí giới thiệu 15% của Amazon là mức phí hợp lý nếu so sánh với những giá trị mà nó mang lại cho người bán. Tuy nhiên, người bán cần có chiến lược kinh doanh phù hợp để tối ưu hóa lợi nhuận và hạn chế ảnh hưởng của phí giới thiệu.

Dưới đây là bảng tóm tắt ưu và nhược điểm của phí giới thiệu Amazon:

Mục đích của phí giới thiệu trên Amazon

Cách tính phí giới thiệu của Amazon

1. Phí giới thiệu

Phí giới thiệu của Amazon (Referral fee) được tính dựa trên phần trăm giá bán của sản phẩm mà khách hàng thực sự thanh toán, chứ không phải giá gốc bạn niêm yết. Thông thường, mức phí này là 15%, nhưng có thể dao động từ 6% đến 45% tùy thuộc vào danh mục sản phẩm.

Nội dung liên quan:   [:vi]Hệ thống kho hàng Amazon: Tất tần tật những điều người bán cần biết[:]

Công thức tính phí giới thiệu:

Giá bán sản phẩm (trên Amazon) * Phần trăm phí theo danh mục = Phí giới thiệu

Ví dụ: Bạn bán một đôi tất với giá giảm giá 80 USD (giá gốc 100 USD), phí giới thiệu cho danh mục này là 15%:

80 USD x 15% = 12 USD phí giới thiệu

Lưu ý:

Nếu bạn tự vận chuyển hàng (FBM – Fulfilled by Merchant), phí giới thiệu sẽ được tính trên tổng giá bán + phí vận chuyển mà khách hàng trả. Ví dụ, trong trường hợp này, khách hàng trả 2.89 USD phí vận chuyển, khi đó phí giới thiệu sẽ là (80 USD + 2.89 USD) x 15% = 12.43 USD.

Nếu khách hàng mua thêm dịch vụ gói quà, phí giới thiệu sẽ được tính trên tổng giá bán + phí vận chuyển + phí gói quà.

Mặc dù giao diện hiển thị phí tạm tính trên Seller Central không thay đổi theo giá giảm giá, nhưng phí thực tế sẽ được tính dựa trên giá bán cuối cùng.

Phí giới thiệu trên Amazon

2. Phí giới thiệu tối thiểu

Bên cạnh phí giới thiệu thông thường, Amazon cũng có mức phí giới thiệu tối thiểu. Mức phí này được áp dụng trong trường hợp giá bán sản phẩm của bạn quá thấp và phí theo tỷ lệ phần trăm thấp hơn $0.30. Khi đó, Amazon trừ tính phí giới thiệu tối thiểu là $0.30.

Ví dụ:

Bạn bán chun buộc tóc với giá $1.00 và phí giới thiệu thông thường là 15%, tương đương $0.15. Tuy nhiên, vì phí giới thiệu thấp hơn $0.30, bạn sẽ phải trả phí giới thiệu tối thiểu là $0.30.

Phí giới thiệu tối thiểu sẽ được áp dụng cho từng sản phẩm trong đơn hàng, không phụ thuộc vào danh mục sản phẩm. Và trong gần như mọi trường hợp, Amazon sẽ áp dụng phí giới thiệu tối thiểu thay vì phí theo tỷ lệ phần trăm cho các sản phẩm có giá bán thấp.

Amazon Referral Fee cho từng hạng mục

Bạn có thể xem phí giới thiệu của đầy đủ các danh mục qua website chính thức của Amazon.

Các loại phí bán hàng khác của Amazon

Bên cạnh phí giới thiệu, doanh nghiệp và cá nhân bán hàng trên Amazon cũng phải chịu các mức phí khác trên sàn. Dưới đây là các loại chi phí chính:

1. Phí duy trì tài khoản

Như bạn đã biết, Amazon hiện nay cung cấp hai loại tài khoản bán hàng là Cá nhân (Individual) và Chuyên nghiệp (Professional). Mỗi loại tài khoản có mức phí và tính năng riêng, phù hợp với nhu cầu bán hàng khác nhau của người bán.

Nếu bạn đăng ký tài khoản Cá nhân, bạn sẽ được miễn phí duy trì hàng tháng. Tuy nhiên, người bán sẽ phải trả phí niêm yết 0,99 USD cho mỗi sản phẩm được bán ra. Phí này sẽ được tự động khấu trừ từ doanh thu bán hàng của bạn.

Ngược lại, tài khoản Chuyên nghiệp không có phí niêm yết cho sản phẩm bán ra, nhưng bạn sẽ phải trả 39,99 USD mỗi tháng để duy trì tài khoản.

Dưới đây là bảng so sánh tính năng và chi phí của hai tài khoản:

Tài khoản Amazon Cá nhân và Chuyên nghiệp

2. Phí liên quan tới bán hàng khác

Có 3 loại phí người bán phải trả khi bán hàng trên Amazon. Bên cạnh phí giới thiệu (referral fee) được đề cập ở trên, người bán trên Amazon còn phải chịu phí khóa sổ (closing fee) phí niêm yết khối lượng lớn (high-volume listing fees).

2.1 Phí khóa sổ

Phí khóa sổ (Closing fee) là một khoản phí mà người bán trên Amazon phải trả cho mỗi sản phẩm được bán trong một số danh mục sản phẩm nhất định như Sách, DVD, Nhạc,Phần mềm & Máy tính / Trò chơi điện tử, Máy chơi trò chơi điện tử và Phụ kiện trò chơi điện tử. Mục đích là để bù đắp chi phí xử lý đơn hàng của Amazon cho các sản phẩm này, cũng như hạn chế tình trạng bán hàng giả mạo, hàng nhái trên Amazon.

Nội dung liên quan:   [:vi]Những lợi thế của Định giá tự động trên Amazon dành cho Dropship[:]

Mức phí khóa sổ hiện tại là 1,8 USD/sản phẩm. Mức phí này sẽ được tính riêng biệt với phí giới thiệu. Tức là, nếu bạn bán một sản phẩm bất kì nào đó thuộc các danh mục trên, Amazon sẽ trừ của bạn phí khóa sổ + phí giới thiệu cho mỗi sản phẩm bán ra thành công.

Giả sử bạn đang bán một cuốn sách có giá bán là $10 trên Amazon. Mức phí giới thiệu cho danh mục Sách là 15%, do đó bạn sẽ phải trả cho Amazon $1,5 phí giới thiệu.

Ngoài ra, bạn cũng phải trả $1,8 phí khóa sổ cho sản phẩm này.

Do đó, tổng số tiền phí bạn phải trả cho Amazon cho đơn hàng này là $3,3.

Phí khóa sổ Amazon

2.2 Phí niêm yết khối lượng lớn

Phí niêm yết khối lượng lớn (High-volume listing fees) là một khoản phí bạn phải trả cho Amazon khi có nhiều sản phẩm không bán được trong 12 tháng. Phí này nhằm mục đích khuyến khích người bán loại bỏ sản phẩm không hiệu quả và giảm thiểu lãng phí tài nguyên lưu trữ. Hiện tại, Amazon thu 0,005 USD/sản phẩm/tháng.

Tưởng tượng bạn như một chủ cửa hàng cho thuê gian hàng trên Amazon. Nếu bạn có nhiều gian hàng trống trong thời gian dài, Amazon sẽ thu phí để bù đắp chi phí cho việc lưu trữ và quảng bá gian hàng cho bạn.

Lưu ý, mức phí này chỉ áp dụng đối với các sản phẩm không thuộc danh mục Media (Sách, DVD, Nhạc, v.v.). Nếu bạn bán sản phẩm thuộc danh mục Media thì không cần phải lo lắng về khoản chi phí này.

Phí niêm yết khối lượng lớn High volume listing fee Amazon

3. Phí vận chuyển

Phí vận chuyển là khoản chi phí mà người bán hàng phải trả cho bên vận chuyển để giao hàng cho khách hàng. Mặc dù khoản phí này không trực tiếp nằm trong danh sách chi phí người bán phải trả cho Amazon, tuy nhiên nó vẫn là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Amazon có chính sách tín dụng vận chuyển cho người bán, theo đó Amazon sẽ trả một khoản tiền để hỗ trợ chi phí vận chuyển cho các đơn hàng được giao bởi người bán. Tuy nhiên, số tiền này thường thấp hơn chi phí thực tế mà người bán phải trả.

Người bán có thể tham khảo Biểu đồ tín dụng vận chuyển của Amazon để tính toán chi phí vận chuyển cho sản phẩm của mình. Biểu đồ này cung cấp thông tin về mức tín dụng vận chuyển cho các loại sản phẩm khác nhau, dựa vào kích thước, trọng lượng và khu vực giao hàng.

Tín dụng vận chuyển nội địa trong Hoa Kỳ

Tín dụng vận chuyển Amazon US

Tín dụng vận chuyển quốc tế (ngoài Hoa Kỳ)

Tín dụng vận chuyển Amazon Quốc tế

Ngoài ra, người bán cũng cần lưu ý một số yếu tố khác ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển:

  • Phương thức vận chuyển: Người bán có thể lựa chọn nhiều phương thức vận chuyển khác nhau, mỗi phương thức sẽ có mức phí khác nhau.
  • Khoảng cách vận chuyển: Khoảng cách từ kho hàng của người bán đến địa chỉ nhận hàng của khách hàng càng xa, chi phí vận chuyển càng cao.
  • Trọng lượng và kích thước sản phẩm: Sản phẩm có trọng lượng và kích thước lớn thường có chi phí vận chuyển cao hơn.

4. Phí quản lý hoàn tiền

Phí quản lý hoàn tiền (Refund administration fee) là khoản tiền bạn phải trả cho Amazon khi bạn hoàn tiền cho khách hàng. Amazon áp dụng chi phí này với người bán nhằm bù đắp một phần chi phí xử lý giao dịch hoàn tiền.

Người bán sẽ chỉ phải trả chi phí này khi đồng ý hoàn tiền cho khách hàng, hoặc khi khách hàng khiếu nại về đơn hàng và thắng kiện. Trong trường hợp khách hàng hủy đơn trước khi sản phẩm được giao, hoặc bạn có lý do chính đáng để từ chối hoàn tiền cho khách hàng và Amazon được Amazon chấp nhận thì sẽ không phải trả chi phí này.

Nội dung liên quan:   [:vi]Amazon Choice vs Best Seller: “Biểu tượng” nào cho lợi cho người bán hàng trên Amazon?[:]

Mức phí hoàn tiền người bán phải chịu sẽ thấp hơn $5.00 hoặc thấp hơn 20% của phí giới thiệu. Ví dụ, Bạn bán một sản phẩm với giá $10 và phí giới thiệu cho danh mục sản phẩm đó là 15%. Khách hàng yêu cầu hoàn tiền và được chấp thuận.

Phí giới thiệu: $10 * 15% = $1.50

Phí quản lý hoàn tiền mặc định tối đa là $5.00
Hoặc theo 20% phí giới thiệu là $1.50 x 20% = $0.30.

Trong trường hợp này, bạn sẽ phải trả $0.30 phí quản lý hoàn tiền.

5. Phí dịch vụ FBA

Dịch vụ FBA (Fulfillment by Amazon) là dịch vụ kho bãi và vận chuyển do Amazon cung cấp, giúp người bán dễ dàng bán hàng trên nền tảng của họ. Khi tham gia FBA, bạn sẽ được hưởng nhiều lợi ích như tham gia chương trình Prime, không cần phải lo lắng về việc quản lý kho hàng, đóng gói hay vận chuyển sản phẩm đến tay khách hàng, mở rộng thị trường…

Tuy nhiên, khi sử dụng dịch vụ FBA, bạn sẽ phải trả một số chi phí như:

Phí lưu kho tiêu chuẩn: Phí này được tính dựa trên kích thước (kích thước khối) của sản phẩm và thời gian lưu kho. Mức phí sẽ cao hơn vào những tháng cuối năm do lượng hàng hóa tăng cao trong mùa mua sắm.

Phí lưu kho dài hạn: Nếu sản phẩm lưu kho trên 365 ngày, bạn sẽ phải trả thêm phí lưu kho dài hạn. Tuy nhiên, Amazon cũng có chương trình giảm phí lưu kho cho những sản phẩm lưu kho lâu dài.

Phí lưu kho Amazon FBA

*Cubic foot (ft³) là đơn vị đo thể tích được sử dụng phổ biến trong dịch vụ FBA (Fulfillment by Amazon) của Amazon, 1 ft³ = 28316.847 cm³.

Phí hoàn thiện đơn hàng: Phí này bao gồm chi phí lấy hàng, đóng gói, vận chuyển, xử lý và dịch vụ khách hàng cho mỗi đơn hàng. Mức phí sẽ thay đổi tùy theo kích thước, trọng lượng và danh mục sản phẩm.

Phí dịch vụ phát sinh: Nếu sản phẩm của bạn không được đóng gói hoặc dán nhãn đúng quy định của Amazon, bạn sẽ phải trả phí dịch vụ phát sinh.

Phí xử lý đơn hàng trả hàng: Phí này áp dụng cho các đơn hàng được cung cấp dịch vụ trả hàng miễn phí.

Phí yêu cầu loại bỏ: Nếu sản phẩm của bạn có hạn sử dụng dưới 6 tháng, hoặc bạn muốn hủy lưu kho, bạn sẽ phải trả phí yêu cầu loại bỏ. Mức phí sẽ được tính dựa trên từng sản phẩm.

Ngoài ra, nếu bạn cung cấp dịch vụ thuê sách giáo khoa thì sẽ phải trả phí dịch vụ cho thuê sách (rental book service fee). Amazon sẽ thu $5.00 đối với mỗi lần cho mượn.

Lưu ý: Các mức phí Amazon có thể thay đổi theo thời gian. Vui lòng tham khảo trang web chính thức của Amazon để cập nhật thông tin mới nhất: https://sellercentral.amazon.com/

Lời kết

Trong bài viết này, chúng ta đã cùng nhau trả lời câu hỏi referral fee là gì và cách tính. Ngoài ra, BurgerPrints cũng cung cấp thêm thông tin về các loại phí khác liên quan đến bán hàng trên Amazon, chẳng hạn nh phí khóa sổ, phí vận chuyển, phí quản lý hoàn tiền… Mặc dù có nhiều loại phí cần lưu ý, Amazon vẫn là một kênh tiềm năng, mang lại nhiều lợi thế to lớn cho người bán về mặt tiếp cận khách hàng và xây dựng thương hiệu mà Amazon đem lại cho người bán.

Ngoài ra, BurgerPrints cũng muốn giới thiệu dịch vụ fulfill POD và FBA fulfillment chất lượng cao dành cho các seller kinh doanh dropshipping các sản phẩm Print on Demand (POD) trên Amazon. Với BurgerPrints, người bán sẽ nhận được:

  • Giải pháp in ấn POD trọn gói: In ấn theo yêu cầu cho nhiều sản phẩm với chất lượng cao, giá cả cạnh tranh.
  • Hệ thống kho hàng hiện đại: Lưu trữ và vận chuyển sản phẩm nhanh chóng, hiệu quả.
  • Dịch vụ FBA chuyên nghiệp: Hỗ trợ hoàn thiện đơn hàng FBA, tiết kiệm thời gian, công sức.
  • Đội ngũ hỗ trợ tận tâm: Sẵn sàng giải đáp thắc mắc, hỗ trợ 24/7.

Liên hệ BurgerPrints ngay để được tư vấn miễn phí và trải nghiệm dịch vụ chất lượng cao:

Kinh doanh Dropshipping POD cùng BurgerPrints

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.