Google Ads là gì? Quảng cáo Google nào hiệu quả đối với người bán hàng?

Thuý Quỳnh April 26, 2024 Không có phản hồi

Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, Google là công cụ tìm kiếm được ưa chuộng nhất với hàng tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày. Và Google Ads là nền tảng quảng cáo trực tuyến hàng đầu giúp bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách nhanh triệt để nhất. Trong bài viết này, hãy cùng BurgerPrints tìm hiểu Google Ads là gì và các dạng quảng cáo hiệu quả đối với người bán hàng nhé!

Google Ads là gì?

Google Ads hay Google AdWords, là dịch vụ quảng cáo Google. Hiểu đơn giản, Google Ads là những giải pháp hay chiến dịch quảng cáo mà Google, thông qua các đối tác ở nhiều quốc gia, dành cho doanh nghiệp (nhà bán hàng) sử dụng để quảng bá sản phẩm/dịch vụ của mình trên công cụ tìm kiếm Google, Youtube và những nền tảng trang web thuộc Google khác.

Google Ads

Các nhà bán hàng thường sử dụng Google Ads để tiếp cận đúng đối tượng khách hàng tiềm năng đang quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ, từ đó tối ưu hiệu quả quảng cáo và tiết kiệm chi phí. Hơn nữa, quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị nổi bật trên trang kết quả tìm kiếm Google, Youtube và các nền tảng khác thuộc hệ sinh thái Google, thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng và tăng khả năng nhấp chuột.

Google Ads cung cấp nhiều dạng quảng cáo khác nhau như quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo hiển thị, quảng cáo mua sắm… giúp nhà bán hàng lựa chọn hình thức phù hợp nhất với mục tiêu và ngân sách của mình. Bên cạnh đó, quảng cáo Google cung cấp hệ thống thống kê chi tiết giúp bạn theo dõi hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo để điều chỉnh chiến lược và tối ưu chi phí.

Google Ads hoạt động như thế nào?

Google Ads hoạt động theo mô hình PPC (Pay-Per-Click), nghĩa là nhà bán hàng chỉ trả phí khi người dùng nhấp vào quảng cáo. Theo đó, trong hệ thống đấu giá, các nhà quảng cáo cạnh tranh với nhau để hiển thị quảng cáo của mình cho các từ khóa liên quan. Để dành được lợi thế trong cuộc đấu giá AdWords và đưa quảng cáo của bạn lên vị trí cao trên trang kết quả tìm kiếm (SERP), bạn cần tập trung vào ba yếu tố chính:

Google Ads là gì

Điểm chất lượng (Quality Score): Điểm chất lượng phản ánh chất lượng quảng cáo của bạn đối với tìm kiếm của người dùng. Tính trên thang điểm từ 1-10, điểm chất lượng được tạo nên từ ba thành phần bao gồm Độ liên quan của quảng cáo với truy vấn người dùng (Ad Relevance), tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo (CTR) và trải nghiệm của người dùng trên trang đích (Landing Page).

Số tiền giá thầu (CPC Bid): Đây là số tiền tối đa bạn sẵn sàng trả cho mỗi lần nhấp chuột vào quảng cáo của mình.

Trang đích (Landing Page): Landing Page là trang đích bạn muốn khách hàng ghé thăm khi họ nhấp vào quảng cáo, chứa đựng nội dung tiếp cận trực tiếp với khách hàng mục tiêu. Đồng thời, Landing Page được sử dụng như cửa hàng trực tuyến đối với sản phẩm vật lý hoặc dùng là một sản phẩm cụ thể khi khách hàng tìm kiếm từ khóa tên sản phẩm. Nếu Landing Page được tối ưu, quảng cáo được ưu tiên hiển thị hơn và chi phí quảng cáo rẻ hơn, Google sẽ đo lường hành vi người dùng trên Landing Page. Thiết kế Landing Page chuyên nghiệp và nội dung mang lại hiệu quả, người mua hàng sẽ tin tưởng và bạn sẽ bán được nhiều sản phẩm hơn.

Để xác định vị trí hiển thị của quảng cáo trên trang kết quả tìm kiểm, bạn sử dụng chỉ số Ad Rank. Ad Rank được tính theo công thức Adrank = Quality Score x CPC Bid. Trong đó, Quality Score là điểm chất lượng và CPC Bid là số tiền tối đa bạn sẵn sàng chi trả cho mỗi lần click vào quảng cáo. Điểm số Ad Rank càng cao thì Google xếp hạng quảng cáo của bạn càng cao. Do đó, bạn cần Bid giá cao nếu muốn tăng điểm Ad Rank. Hoặc nếu không bạn phải có điểm chất lượng quảng cáo cao bằng cách tối ưu Landing Page và mang lại giá trị cho người dùng khi tìm quảng cáo thì Adrank mới cao được.

Tại sao nên chạy Google Ads

Tại sao nên quảng cáo với Google Ads?

Theo Google Trend, Google hiện đứng đầu danh sách các trang web được truy cập nhiều nhất trên thế giới. Với hơn 3,5 tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày, Google đã củng cố vững chắc vị trí của mình là nguồn cung cấp thông tin lớn nhất trên Internet.

Hơn nữa, Google Ads đã tồn tại được gần hai thập kỷ, là nền tảng có nhiều kinh nghiệm trong quảng cáo trả phí. Google cũng công bố nhà bán hàng kiếm được 8 USD cho mỗi USD mà họ chi tiêu cho Google Ads. Vậy nên, chẳng có lý do nào để không sử dụng Google để quảng cáo cả.

1. Tiếp cận khách hàng tiềm năng đúng thời điểm họ cần

Quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị tới những người đang tìm kiếm các loại sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp. Do đó, những người này có nhiều khả năng thực hiện hành động mua hàng hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể chọn vị trí quảng cáo, trên trang web cụ thể hay trong khu vực địa lý nào đó.

Hầu như mọi người đều lên mạng tìm kiếm thông tin về sản phẩm trước khi mua sắm. Điều này giúp bạn tiếp cận khách hàng ngay giai đoạn đầu để tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn.

Google Ads

2. Kiểm soát ngân sách quảng cáo

Với cách đặt giá thầu dựa trên mỗi lần nhấp chuột (CPC), bạn chỉ bị tính phí khi có khách hàng nhấp vào quảng cáo. Có nhiều tùy chọn đặt giá thầu khác nhau để bạn lựa chọn. Đồng thời, bạn toàn quyền quyết định ngân sách nhiều hay ít mà mình muốn chi tiêu hàng ngày (hàng tháng) và không bao giờ bị tính phí nhiều hơn ngân sách đề ra.

3. Không cần cam kết chi tiêu tối thiểu

Mối quan tâm hàng đầu đối với những nhà bán hàng bắt đầu chạy quảng cáo luôn là chi phí. Google tính phí với nhà thầu khi mà khách hàng nhấp vào thông tin sản phẩm, trang web hoặc gọi cho doanh nghiệp. Do đó, Google Ads không cần người bán cam kết chi tiêu tối thiểu với chiến dịch quảng cáo.

4. Theo dõi và tối ưu hóa chuyển đổi

Google Ads cung cấp các công cụ phân tích chi tiết giúp bạn theo dõi hiệu suất chiến dịch quảng cáo và đưa ra những quyết định sáng suốt để tối ưu hóa hiệu quả để đạt được nhiều chuyển đổi hơn với chi phí thấp hơn.

5. Lợi ích cho SEO và Tiếp thị nội dung

Quảng cáo Google có thể hỗ trợ các chiến lược SEO (tối ưu công cụ tìm kiếm) và Tiếp thị nội dung bằng cách gia tăng lưu lượng truy cập vào website, cải thiện thứ hạng tìm kiếm.

Google Ads hoạt động như thế nào

Các dạng quảng cáo Google Ads phổ biến

Google Ads cung cấp nhiều loại hình quảng cáo khác nhau như quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo hiển thị, quảng cáo mua sắm, quảng cáo video Youtube… giúp bạn lựa chọn hình thức phù hợp nhất với mục tiêu và ngân sách của mình.

1. Quảng cáo tìm kiếm

Quảng cáo tìm kiếm hay còn được gọi là Google Search Ads, là một hình thức quảng cáo mà bạn sẽ trả tiền cho Google để thông tin về sản phẩm/dịch vụ của bạn được hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs) khi người dùng tìm kiếm các từ khóa liên quan. Nghĩa là khi người dùng tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ mà họ đang quan tâm thì Google sẽ trả về các kết quả tìm kiếm dưới dạng quảng cáo hiển thị đúng hoặc gần đúng những cụm từ có liên quan đến từ khóa của quảng cáo của bạn.

Có tất cả 7 vị trí hiển thị dành cho quảng cáo tìm kiếm bao gồm bốn vị trí đầu tiên và ba vị trí cuối cùng trên cùng một trang của Google. Bảy vị trí này sẽ vẫn cố định ngay cả khi bạn nhấn sang trang. Số lượng vị trí quảng cáo cũng có thể hiển thị ít hơn 7 (2, 3 vị trí) tùy theo lĩnh vực hay ngành hàng và độ cạnh tranh quảng cáo.

Google Ads

Chiến dịch quảng cáo trên Google Search chỉ mất khoảng 24 giờ để Google duyệt và sau đó, trang đích của bạn sẽ xuất hiện ở đầu trang kết quả tìm kiếm. Google Search Ads đặc biệt hữu ích cho các sản phẩm thời vụ hoặc khi người bán cần tiếp cận khách hàng ngay lập tức. Bạn có thể đặt ngân sách hàng ngày hoặc cho toàn bộ chiến dịch để kiểm soát và quản lý ngân sách quảng cáo cho hợp lý. Với quảng cáo tìm kiếm, bạn dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng thông qua các từ khóa, hành vi hoặc mục tiêu của chiến dịch, từ đó tối ưu hiệu suất tiếp cận.

Để tạo chiến dịch quảng cáo tìm kiếm, bạn cần thực hiện các bước sau:

Bước 1 – Xác định mục tiêu chiến dịch cụ thể: Có thể là tăng lưu lượng truy cập website, thu hút leads hoặc thúc đẩy doanh số bán hàng.

Bước 2 – Chọn mục tiêu đặt giá thầu: Ba mục tiêu cho bạn chọn đó là Chuyển đổi (tối ưu hóa để đạt được nhiều lượt chuyển đổi nhất với ngân sách nhất định), Giá trị chuyển đổi (tối ưu hóa để đạt được giá trị chuyển đổi cao nhất với ngân sách nhất định) và Nhấp chuột (tối ưu hóa để đạt được nhiều lượt nhấp chuột nhất với ngân sách nhất định).

Bước 3 – Thiết lập cài đặt chiến dịch: Trong mạng hiển thị, chọn nơi quảng cáo của bạn sẽ hiển thị như tìm kiếm trên Google, website đối tác hoặc cả hai. Với vị trí, chọn khu vực địa lý bạn muốn nhắm mục tiêu quảng cáo. Cuối cùng là phân khúc đối tượng, hãy nhắm mục tiêu quảng cáo đến đối tượng cụ thể dựa theo sở thích, hành vi và nhân khẩu học.

Bước 4 – Chọn từ khóa mục tiêu: Chọn những từ khóa phù hợp với sản phẩm/dịch vụ của bạn mà khách hàng tiềm năng có thể dùng để tìm kiếm thông tin.

Bước 5 – Viết quảng cáo: Thêm các thông tin về đường dẫn URL, tiêu đề, mô tả, tên doanh nghiệp, logo và lời kêu gọi hành động.

2. Quảng cáo hiển thị

Quảng cáo Hiển thị Google Display Network Ads) là hình thức quảng cáo trực tuyến của Google sử dụng các định dạng hình ảnh, video, văn bản thu hút để tiếp cận người dùng trên nhiều thiết bị và vị trí khác nhau. Nhờ vậy, thương hiệu của người bán hàng có thể truyền tải thông điệp và thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng hiệu quả.

Google Display Network Ads hiển thị trên hệ sinh thái rộng lớn, bao gồm hàng chục triệu trang web, ứng dụng và các sản phẩm của Google như Youtube và Gmail. Bạn có thể nhìn thấy Quảng cáo hiển thị dưới dạng:

các bước chạy Google Ads

  • Quảng cáo banner: Giống quảng cáo của T-Mobile ở đầu trang Forbes, dễ dàng thu hút sự chú ý của người dùng.
  • Quảng cáo interstitial: Xuất hiện toàn màn hình khi người dùng truy cập hay rời khỏi trang web.
  • Quảng cáo văn bản: Truyền tải thông điệp ngắn gọn và dễ hiểu.
  • Quảng cáo video ngắn: Thu hút người dùng bằng hình ảnh, âm thanh sống động.

Lợi thế của Display Ads là giúp nhà bán hàng tiếp cận thị trường rộng lớn, hiển thị quảng cáo đến hàng triệu người dùng tiềm năng. Bên cạnh đó, loại hình quảng cáo này giúp tăng nhận thức thương hiệu bằng cách giới thiệu thương hiệu và sản phẩm của bạn đến với khách hàng một cách hiệu quả. Đồng thời, quảng cáo hiển thị cũng giúp thu hút leads, khuyến khích người dùng truy cập trang web, đăng ký nhận bản tin hay thực hiện các hành động khác.

Tương tự quảng cáo tìm kiếm, để tạo chiến dịch quảng cáo hiển thị, bạn cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu cụ thể cho chiến dịch quảng cáo.

Bước 2: Tạo tài khoản Google Ads tại https://ads.google.com/home/ nếu bạn chưa có tài khoản.

Bước 3: Thiết lập chiến dịch, chọn vị trí hiển thị quảng cáo, ngân sách, ngôn ngữ và lịch hiển thị.

Bước 4: Tạo quảng cáo hấp dẫn với hình ảnh, video, văn bản và lời kêu gọi hành động thu hút.

Bước 5: Nhắm mục tiêu quảng cáo đến đúng đối tượng khách hàng tiềm năng dựa trên các tiêu chí nhắm mục tiêu chi tiết.

Bước 6: Theo dõi hiệu quả chiến dịch quảng cáo và điều chỉnh nhanh chóng khi cần thiết để đạt được mục tiêu.

3. Quảng cáo video Youtube

Google’s Video Youtube Ads là giải pháp quảng cáo trực tuyến giúp bạn tiếp cận người xem tiềm năng qua các video hấp dẫn trên Youtube và mạng lưới đối tác video rộng lớn. Video Ads giúp nhà bán hàng hiển thị quảng cáo ở nhiều vị trí như trước, trong, sau video Youtube, trên trang chủ, nguồn cấp tìm kiếm, ứng dụng, trò chơi và trang web của bên thứ ba.

Google Ads là gì

Bạn có thể chọn từ 6 định dạng quảng cáo Video phù hợp với mục tiêu bao gồm:

  • Skippable in-stream ads (Quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua): Quảng cáo video của bạn sẽ xuất hiện khi người xem đang xem chương trình trên Youtube, trên trang web đối tác hoặc các ứng dụng thuộc mạng hiển thị. Video xuất hiện và đến khoảng giây thứ 5 thì người xem có thể chọn bỏ qua quảng cáo.
  • Non-skippable in-stream ads (Quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua): Cách thức hoạt động và hình thức hiển thị gần giống Skippable in-stream ads. Tuy nhiên, Non-skippable in-stream ads có độ dài 15 giây và không thể bỏ qua. Nếu bạn muốn truyền tải toàn bộ thông điệp về sản phẩm/dịch vụ tới khách hàng thì hãy sử dụng định dạng này.
  • Bumper ads (Quảng cáo đệm): Định dạng quảng cáo này chỉ có thời lượng 6 giây trở xuống và người xem không thể bỏ qua quảng cáo. Quảng cáo đệm giúp bạn tiếp cận khách hàng trên quy mô lớn và nâng cao nhận thức về thương hiệu bằng cách sử dụng thông điệp ngắn, dễ nhớ và dễ tạo sự chú ý cho khách hàng.
  • Trueview outstream (Quảng cáo ngoài luồng): Những quảng cáo này chỉ được thiết kế trên thiết bị di động, máy tính bảng và hiển thị trên các trang web của đối tác. Quảng cáo ngoài luồng có thể giúp nâng cao nhận thức về thương hiệu bằng cách mở rộng phạm vi tiếp cận ra ngoài Youtube với chi phí tiết kiệm.
  • In-feed (Quảng cáo đề xuất video liên quan): Xuất hiện trong nguồn cấp tìm kiếm hoặc đề xuất các video liên quan.
  • Masthead ads (Quảng cáo trên trang đầu của Youtube): Là định dạng dựa trên quảng cáo video gốc xuất hiện ở trên đầu trang chủ Youtube trên các thiết bị smartphone, TV… YouTube Home Feed là một điểm đến đầu tiên của mọi người xem và quảng cáo trên trang đầu trang tức là video của bạn sẽ nằm ở vị trí đầu và quan trọng nhất trong trang chủ. Bạn có thể sử dụng định dạng này khi ra mắt một sản phẩm mới hoặc tiếp cận đối tượng ở quy mô lớn trong khoảng thời gian ngắn.

Ngoài ra, bạn có thể thu hút người xem bằng những video chất lượng cao, thu hút sự chú ý và truyền tải thông điệp hiệu quả, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ hoặc kênh Youtube của mình đến với đối tượng khách hàng tiềm năng.

Cách kích hoạt quảng cáo video cũng giống với quảng cáo hiển thị. Bạn cần xác định mục tiêu cụ thể cho chiến dịch, thiết lập chiến dịch, tạo quảng cáo và theo dõi, tối ưu để đạt hiệu quả tốt nhất.

4. Quảng cáo qua Gmail

Quảng cáo Email (Google’s Gmail Ads) không còn xa lạ với nhiều nhà bán hàng. Đây là một dạng quảng cáo cho phép hiển thị tab quảng cáo trong hộp thư đến của Gmail. Các nội dung quảng cáo trên Gmail cũng được mở rộng như một mail nếu khách hàng nhấp vào xem.

các dạng quảng cáo Google Ads

Loại hình quảng cáo này sẽ phù hợp với các loại hình sản phẩm/dịch vụ tầm trung đến cao cấp, phù hợp với đối tượng khách hàng hay kiểm tra email và làm việc trên email thường xuyên.

5. Quảng cáo mua sắm

Nếu quảng cáo tìm kiếm yêu cầu nhà quảng cáo tự tạo nội dung thì quảng cáo mua sắm (Google Shopping) lại tự động lấy thông tin từ nguồn cấp dữ liệu sản phẩm trong Google Merchant Center. Hình thức quảng cáo trực tuyến này phù hợp với các nhà bán hàng trên website giúp họ tiếp cận khách hàng tiềm năng và thúc đẩy doanh số bán hàng cho các sản phẩm vật lý trên nhiều nền tảng. Người mua hàng có thể thấy các thông tin như hình ảnh, giá thành của sản phẩm/dịch vụ.

Quảng cáo mua sắm sẽ hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm (SERP), Google Shopping, Google Images… Cụ thể:

Trang kết quả tìm kiếm của Google (SERP): Giống như Quảng cáo tìm kiếm, Quảng cáo mua sắm có thể hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm khi người dùng tìm các từ khóa liên quan đến sản phẩm được quảng cáo. Bên cạnh đó, chúng cũng có thể xuất hiện rải rác trong kết quả tìm kiếm khi khách hàng cuộn trang hoặc nhóm 6 hình ảnh dọc theo lề phải trang và liên kết đến trang Google Shopping liên quan.

Google Ads

Google Shopping: Quảng cáo mua sắm được tài trợ hiển thị nổi bật ở đầu trang, dễ dàng thu hút sự chú ý của người dùng.

Google Images: Cuộn danh sách Quảng cáo Mua sắm xuất hiện ở đầu kết quả Tìm kiếm Hình ảnh (Images) cho các từ khóa liên quan đến sản phẩm khách hàng đang tìm kiếm.

Các web đối tác tìm kiếm: Quảng cáo mua sắm xuất hiện trong kết quả tìm kiếm và danh mục trêm hàng trăm website đối tác của Google.

Google Shopping Ads giúp bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng, hiển thị sản phẩm đến đúng đối tượng khách hàng đang quan tâm và tăng khả năng chuyển đổi. Hơn thế, dịch vụ này giúp tăng nhận thức thương hiệu và sản phẩm của người bán đến khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả.

Để tạo chiến dịch quảng cáo Shopping Ads, bạn có thể tham khảo hướng dẫn cách chạy Google Shopping của BurgerPrints.

6. Quảng cáo tiếp thị lại

Remarketing Ads (Quảng cáo tiếp thị lại) là loại hình quảng cáo nhắm tới người dùng từng tương tác trước đó với website của bạn bằng cách hiển thị lại nội dung về sản phẩm/dịch vụ để họ thấy được quảng cáo khi đang lướt web. Đó là việc nhắc nhở khách hàng hoàn tất hành động mà họ đã thực hiện trước đó.

nên chọn Google Ads nào

Có rất nhiều trường hợp khách hàng vào trang web của bạn, xem trang sản phẩm, thậm chí là bỏ vào giỏ hàng và đến trang thanh toán nhưng lại không hoàn tất thao tác mà lại thoát khỏi giao dịch. Do đó, remarketing rất hiệu quả trong việc giải quyết trường hợp này.

Để chạy chiến dịch tiếp thị lại, bạn cần nhúng đoạn mã Remarketing vào website của mình. Khi khách hàng truy cập vào trang web, trình duyệt sẽ tự động lưu lại cookie. Sau khi rời khỏi trang web, khách hàng vẫn tiếp tục truy cập những trang khác (các website cho phép hiển thị quảng cáo). Lúc này, Google sẽ dựa vào thông tin trên trình duyệt để hiển thị phần quảng cáo của bạn ở website.

Một số phương pháp tiếp thị lại bạn nên áp dụng để tiếp cận nhiều khách hàng hơn bao gồm:

  • Tiếp thị lại chuẩn: Là những quảng cáo hiển thị cho khách hàng đã truy cập trang web của bạn trước đây.
  • Tiếp thị lại động: Quảng cáo những sản phẩm/dịch vụ mà khách hàng đã xem trước đây trên trang web.
  • Danh sách tiếp thị lại đi kèm kết quả tìm kiếm: Là tiếp thị lại đối với những khách hàng rời khỏi trang web và tiếp tục tìm kiếm thông tin trên Google.
  • Tiếp thị lại Video: Là remarketing lại với những khách hàng đã từng tương tác với video hoặc kênh Youtube của bạn.
  • Tiếp thị lại danh sách khách hàng: Có thể tiếp thị lại đối với những khách hàng đã cung cấp thông tin liên hệ cho bạn.

7. Quảng cáo thông minh

Quảng cáo thông minh (Smart Ads) là công cụ quảng cáo tự động do Google cung cấp dành cho các doanh nghiệp nhỏ trên khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Với quảng cáo thông minh, Google sẽ giúp bạn xây dựng quảng cáo dựa trên ý tưởng và nội dung mà bạn mong muốn. Smart Ads sẽ hiển thị trên các trang web đối tác tìm kiếm và một số nền tảng quảng cáo của Google như SERP, Maps, Gmail và Youtube.

Google Ads

Loại hình quảng cáo này hoạt động như một trung tâm điều khiển giúp bạn đạt được các mục tiêu cụ thể như tăng lượt xem video, thu hút lượng truy cập… mà không cần phải tạo ra chiến dịch riêng biệt cho những kênh liên quan. Nhờ tính năng tự động hiển thị quảng cáo trên nhiều nền tảng, Smart Ads giúp nhà bán hàng tiết kiệm thời gian và công sức tối ưu hóa chiến dịch so với việc quản lý thủ công từng kênh riêng lẻ.

Để tạo chiến dịch Quảng cáo thông minh trên Google, bạn thực hiện các bước dưới đây:

Bước 1: Nhập tên miền của bạn và kết nối với những tài khoản Google liên quan.

Bước 2: Xác định mục tiêu cụ thể mà bạn mong muốn đạt được.

Bước 3: Kiểm tra, điều chỉnh tiêu đề và mô tả do Google tự động đề xuất.

Bước 4: Xác định các từ khóa và cụm từ mà bạn muốn quảng cáo của mình hiển thị khi người dùng tìm kiếm.

Bước 5: Lựa chọn khu vực địa lý mà bạn muốn quảng cáo hiển thị.

Bước 6: Thiết lập ngân sách hàng ngày.

8. Quảng cáo ứng dụng

Nếu bạn muốn truyền tải thông tin đến nhiều người về một ứng dụng mới thì đừng bỏ qua Google App Ads (Quảng cáo ứng dụng). Với loại quảng cáo này, Google cho phép bạn nhập thông tin cơ bản, tùy chọn ngôn ngữ và chỉ định ngân sách. Sau đó, Google sẽ sử dụng dữ liệu từ trang listing của ứng dụng trên Play Store để tự động kiểm tra và hiển thị những lựa chọn hàng đầu cho các từ khóa liên quan.

Google Ads là gì

Google App Ads đang cung cấp 3 dịch vụ chính bao gồm cài đặt ứng dụng, tương tác ứng dụng và đăng ký trước ứng dụng. Cụ thể:

  • Cài đặt ứng dụng: Các quảng cáo khuyến khích người dùng cài đặt một ứng dụng hiện có mà họ chưa cài đặt về máy.
  • Tương tác ứng dụng: Nhắm mục tiêu đến những người dùng đã tải xuống ứng dụng thông qua các chiến dịch tương tác, thúc đẩy họ thực hiện các hành động cụ thể trong ứng dụng.
  • Đăng ký trước ứng dụng (chỉ dành cho Android): Với những trò chơi sắp ra mắt hay ứng dụng được mong đợi cao, bạn có thể nhắm mục tiêu đến người dùng Android trong giai đoạn tiền ra mắt rồi yêu cầu họ đăng ký trước trên Play Store.

Quảng cáo ứng dụng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau như trên Google SERP, Google Discover, kết quả tìm kiếm trên Play Store, các mục liên quan và đề xuất ứng dụng trong Play Store, nguồn cấp Youtube hay trên toàn bộ mạng lưới đối tác tìm kiếm.

Để tạo chiến dịch quảng cáo Google App Ads, bạn làm theo các bước sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu chiến dịch bao gồm cài đặt ứng dụng, tương tác ứng dụng hay đăng ký trước ứng dụng. Sau đó, chọn nền tảng di động Android hoặc iOS, có thể là cả hai, thiết lập các cài đặt chung về vị trí hiển thị, ngôn ngữ, ngân sách và thời gian chiến dịch.

Bước 2: Thiết kế quảng cáo bao gồm URL, tiêu đề, mô tả, lời kêu gọi hành động, hình ảnh, video… chất lượng.

Bước 3: Theo dõi hiệu suất chiến dịch như lượt cài đặt, tương tác, chuyển đổi đồng thời phân tích dữ liệu và điều chỉnh cho phù hợp để đạt hiệu quả tối ưu.

Nên bắt đầu chạy quảng cáo Google Ads nào trước?

Những loại hình quảng cáo trên Google đều mang lại hiệu quả tốt cho nhà bán hàng. Tùy vào ngành hàng, sản phẩm, thương hiệu và mục tiêu quảng cáo mà bạn có thể lựa chọn quảng cáo theo hình thức nào, chiến dịch nào. Chẳng hạn, nếu có ngân sách lớn thì bạn nên chạy Google Display Network Ads để gia tăng nhận diện thương hiệu. Hoặc người mới tiếp cận Google Ads có thể chạy Google Search Ads trước, sau đó chạy lại Google Display Network Ads để tiết kiệm chi phí.

Mỗi chiến dịch sẽ có những nhóm quảng cáo nhỏ, bao gồm những từ khóa liên quan đưa đến landing page (trang đích) phù hợp. Ví dụ, đối với cửa hàng thiết bị điện tử gia đình, một nhóm quảng cáo có thể dành riêng cho sản phẩm điều hòa trong khi một nhóm khác dành cho tủ lạnh. Mặc dù khác biệt nhưng hai nhóm này vẫn có thể nằm trong cùng một chiến dịch. Các nhóm quảng cáo trong cùng chiến dịch sẽ chia sẻ cài đặt ngân sách, vị trí, nhắm mục tiêu… giúp tiết kiệm chi phí và công sức.

Bạn cũng có thể tạo nhiều chiến dịch để chạy, từ đó tìm ra dạng quảng cáo chuyển đổi tốt cho cửa hàng của mình.

Mạng tìm kiếm và Mạng hiển thị Google

Mạng tìm kiếm (Search Network) và mạng hiển thị (Display Network) là hai nền tảng quảng cáo trực tuyến phổ biến của Google nhưng chúng hoạt động theo những cách khác nhau và phục vụ cho những mục tiêu riêng biệt. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Mạng tìm kiếm (Search Network)

Với mạng tìm kiếm, quảng cáo được hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm của Google khi người dùng tìm kiếm các từ khóa liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Lợi thế của mạng tìm kiếm Google là tiếp cận khách hàng tiềm năng có nhu cầu cao đang chủ động tìm kiếm thông tin về sản phẩm/dịch vụ, dễ dàng tăng tỷ lệ chuyển đổi bởi vì người dùng đã có ý định mua hàng và dễ dàng đo lường hiệu quả chiến dịch.

nên chạy quảng cáo Google Ads nào trước

Cùng với đó, mạng tìm kiếm Google thường có chi phí quảng cáo cao hơn so với mạng hiển thị. Đồng thời, cạnh tranh cũng cao hơn do nhiều nhà quảng cáo nhắm mục tiêu vào cùng một từ khóa. Mạng tìm kiếm cũng không phù hợp cho các sản phẩm/dịch vụ mới chưa được được nhiều người biết đến.

2. Mạng hiển thị (Display Network)

Với mạng hiển thị, quảng cáo được hiển thị trên hàng nghìn trang web, ứng dụng và video đối tác của Google. Mạng hiển thị của Google tiếp cận lượng lớn khách hàng tiềm năng, tăng độ nhận diện thương hiệu, nhắm mục tiêu khách hàng theo nhiều tiêu chí khác nhau như sở thích, hành vi… Ngoài ra, chi phí quảng cáo trên mạng hiển thị rẻ hơn so với mạng tìm kiếm Google.

Google Ads

Tuy nhiên, tỷ lệ chuyển đổi của mạng hiển thị sẽ thấp hơn mạng tìm kiếm do người dùng có thể chưa có ý định mua hàng ngay lập tức. Hơn thế, nếu không nhắm mục tiêu đúng thì quảng cáo trên mạng tìm kiếm rất dễ lãng phí ngân sách.

Lựa chọn mạng quảng cáo nào sẽ phụ thuộc vào mục tiêu chiến dịch và ngân sách của bạn. Nếu bạn muốn tiếp cận khách hàng tiềm năng có nhu cầu cao và sẵn sàng mua, mạng tìm kiếm Google là lựa chọn phù hợp nhất. Và nếu bạn muốn tăng độ nhận diện thương hiệu hay nhắm mục tiêu đến khách hàng tiềm năng theo nhiều tiêu chí khác nhau thì mạng hiển thị là lựa chọn tốt hơn. Hoặc bạn có thể kết hợp hai mạng quảng cáo này để đạt hiệu quả tốt nhất.

Chi phí quảng cáo Google Ads là bao nhiêu?

Google Ads không có chi phí tối thiểu bắt buộc mà sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới đây là chi phí quảng cáo Google theo mục tiêu chiến dịch, giá thầu và lĩnh vực hoạt động:

1. Mục tiêu chiến dịch

Chi phí mỗi lượt click vào website (CPC – Cost Per Click): Bạn sẽ trả tiền cho mỗi lần người dùng nhấp vào quảng cáo và truy cập trang web. Chi phí CPC sẽ dao động tùy theo ngành nghề, mức độ cạnh tranh và chất lượng quảng cáo.

Chi phí cho mỗi lượt xem video (CPV – Cost Per View): Mục tiêu này phù hợp với các chiến dịch quảng cáo video, bạn sẽ trả tiền khi người dùng xem video của bạn trên Youtube hoặc các nền tảng khác. Chi phí CPV sẽ phụ thuộc vào độ dài video, vị trí hiển thị và độ thu hút của video.

Chi phí cho mỗi 1000 lượt quảng cáo hiển thị (CPM – Cost Per 1000 Impressions): Nhà quảng cáo sẽ trả tiền cho mỗi 1000 lần quảng cáo được hiển thị trên Google tìm kiếm, Youtube hoặc các trang web đối tác. Chi phí CPM phụ thuộc vào đối tượng mục tiêu, vị trí hiển thị và chất lượng của quảng cáo.

Chi phí cho mỗi hành động (CPA – Cost Per Action): Người bán chỉ phải trả tiền khi người xem thực hiện một hành động cụ thể được xác định trước đó như đăng ký nhận tin, mua hàng, tải ứng dụng, xem video…

quảng cáo Google Ads

2. Giá thầu

Bạn có thể đặt giá thầu cho mỗi mục tiêu chiến dịch. Google sẽ hiển thị quảng cáo của bạn dựa trên giá thầu và các yếu tố khác như chất lượng quảng cáo, hành vi của người dùng và mức độ phù hợp với từ khóa tìm kiếm. Chọn giá thầu tự động hoặc giá thầu thủ công phụ thuộc vào bạn. Giá thầu tự động giúp tối ưu hóa chi phí, trong khi giá thầu thủ công cho phép bạn kiểm soát chi phí một cách chi tiết hơn.

3. Lĩnh vực hoạt động

Chi phí quảng cáo Google thường đắt hơn với các lĩnh vực cạnh tranh cao như du lịch, thẩm mỹ, bất động sản… Nguyên nhân là do nhiều nhà quảng cáo muốn tiếp cận cùng đối tượng mục tiêu trong những lĩnh vực này khiến giá thầu cao lên.

Ngoài ra, Google Ads còn tính thêm một số khoản phí khác như:

  • Phí thiết lập: Áp dụng cho lần đầu tiên bạn sử dụng Google Ads hay chính là phí kích hoạt. Bạn có thể chọn một trong hai hình thức thanh toán là trả trước và trả sau. Trả trước nghĩ là nộp tiền trước, chạy quảng cáo sau và mất ít nhất 160.000 VNĐ. Trả sau là chạy quảng cáo trước, đến cuối tháng hoặc khi tích lũy đủ 800.000 VNĐ, Google sẽ tự trừ tiền từ thẻ Visa.
  • Phí quản lý: Áp dụng cho các đại lý quảng cáo Google cung cấp dịch vụ quản lý tài khoản Ads cho bạn, mức phí dao động từ 10 – 35 triệu VNĐ.
  • Phí thuế: Phụ thuộc vào quốc gia và khu vực của bạn. Tại Việt Nam, Google Ads thu 5% thuế VAT từ các nhà quảng cáo.

Tóm lại, chi phí chạy quảng cáo Google Ads là không cố định mầ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thông thường, chi phí mỗi lần nhấp chuột (CPC) trung bình dao động từ 3.000 – 15.000 VNĐ. Chi phí mỗi lần hiển thị (CPM) trung bình dao động từ 300 – 3.000 VNĐ.

Ví dụ, một cửa hàng bán lẻ thời trang có thể chi khoảng 5 triệu đồng mỗi tháng cho chiến dịch quảng cáo tìm kiếm. Hay doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch có thể chi 10 triệu đồng mỗi tháng cho chiến dịch quảng cáo hiển thị.

So sánh Google Ads và các hình thức quảng cáo khác

Quảng cáo Google có gì khác biệt so với những hình thức quảng cáo khác? Hãy cùng so sánh Google Ads và Seo, Google Ads và Facebook Ads nhé!

1. Google Ads và SEO

Nhắc tới quảng cáo trên công cụ tìm kiếm thì không thể bỏ qua Google Ads và SEO. Đây được coi là hai loại hình quảng cáo website phổ biến nhất hiện nay. Mặc dù cùng dựa vào yếu tố từ khóa nhưng chúng lại có sự khác nhau về cơ chế hoạt động và tính phí. Điểm khác biệt rõ ràng nhất giữa Google Ads và SEO là chi phí, một bên là quảng cáo trả phí (Google Ads) và một bên là quảng cáo không tính phí (SEO).

2. Google Ads và Facebook Ads

Google Ads và Facebook Ads là hai hình thức quảng cáo trực tuyến phổ biến. Tuy nhiên, giữa quảng cáo Google và quảng cáo Facebook lại khác nhau về cách tiếp cận người dùng. Nếu như Google Ads là hình thức quảng cáo bị động, người dùng tìm kiếm thông tin sản phẩm, thương hiệu thông qua quảng cáo. Chỉ khi người dùng có nhu cầu thì mới thực hiện tìm kiếm trên Google. Trong khi đó, Facebook Ads lại là hình thức quảng cáo chủ động. Các mẫu quảng cáo Facebook sẽ được xây dựng sao cho cuốn hút và mới lạ để thu hút, tạo nhu cầu cho khách hàng.

Lời kết

Google Ads cần khoản đầu tư lớn về cả thời gian và chi phí nhưng chắc chắn là xứng đáng nếu bạn biết cách vận dụng nó. Hy vọng những thông tin trên về quảng cáo Google đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong lĩnh vực này và đưa ra quyết định lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.