Dropping là gì? Ưu, nhược điểm của mô hình Dropshipping

Linh Dinh March 31, 2024 Không có phản hồi

Trong thời đại hiện nay, thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ và Dropshipping đang trở thành một lựa chọn hấp dẫn của các nhà bán hàng khi bắt đầu kinh doanh. Tuy nhiên, với những người mới “chập chững” làm nghề, khái niệm và cách thức hoạt động của Dropshipping còn khá mơ hồ. Trong bài viết này, cùng BurgerPrints tìm hiểu về mô hình Dropshipping và ưu nhược điểm của hình thức “make money online” này nhé!

Table of Contents

Mô hình Dropshipping là gì?

Mô hình Dropping hiểu đơn giản là “bán hàng bỏ qua khâu vận chuyển”. Đây là một hình thức kinh doanh mà bạn là nhà bán lẻ nhưng lại không có hàng trong kho của mình. Khi khách hàng mua sản phẩm, bạn sẽ qua bên nhà cung cấp mua hàng và yêu cầu nhà cung cấp vận chuyển hàng tới tay khách.

Đương nhiên, bạn sẽ không phải vận chuyển hàng đến cho khách mà chỉ tập trung vào việc tiếp thị sản phẩm, theo dõi đơn hàng và chăm sóc khách hàng. Lợi nhuận bạn đạt được chính là phần chênh lệch giữa giá sản phẩm nơi nhà cung cấp và giá mình bán cho khách hàng (đã trừ đi phí vận chuyển). Người làm chủ quá trình này gọi là Dropshipper.

mô hình dropshipping

Để cho dễ hiểu, bạn có thể hình dung như sau: Bạn mua sản phẩm muốn bán ở nơi có giá thấp và bán nó với giá cao hơn cho khách hàng. Lúc này, phần lời bạn có được chính là khoản chênh lệch giữa hai mức giá nêu trên. Tuy nhiên, khoản chênh lệch này nhỏ hay lớn phụ thuộc vào loại sản phẩm, có thể lên tới vài trăm % nếu bạn có kỹ năng tìm kiếm nhà cung cấp và chọn mặt hàng. Còn bình thường mức lợi nhuận sẽ dao động khoảng 30-60%.

Quy trình vận hành của một đơn hàng dropshipping

Bước 1: Khách hàng đặt hàng trên website, fanpage hoặc bất kỳ nền tảng bán hàng nào của bạn.

Bước 2: Bạn nhận đơn hàng và báo cho nhà cung cấp, nhà sản xuất hoặc nhà kho.

Bước 3: Đối tác sẽ giao hàng, đối soát tiền rồi chuyển lại phần lợi nhuận cho bạn.

mô hình dropshipping là gì

Ví dụ, khách hàng mua hàng từ website của bạn với giá 300 USD, bạn đặt hàng từ nhà cung cấp với giá 250 USD. Nhà cung cấp sẽ đóng gói và vận chuyển sản phẩm đến tay khách hàng với thông tin của bạn. Hoàn thành vận chuyển, bạn giữ lại 50 USD lợi nhuận. Toàn bộ quá trình diễn ra vô hình và khách hàng chỉ biết bạn là bên duy nhất cung ứng sản phẩm, bán hàng cho họ.

Ai nên làm Dropshipping?

Tùy thuộc vào năng lực tài chính quỹ thời gian, bạn có thể coi dropshipping là công việc part-time hoặc full-time (dành toàn bộ thời gian cho mô hình kinh doanh này). Bên cạnh những người coi dropshipping là nghề chính thì rất nhiều người muốn tìm nghề tay trái để kiếm thêm thu nhập. Dưới đây là 3 nhóm đối tượng phù hợp với mô hình dropshipping:

1. Nhóm 1 – Dân văn phòng (công sở)

Nếu bạn là dân văn phòng và có thời gian rảnh rỗi từ 2 đến 3 giờ một ngày thì đừng bỏ phí cơ hội kinh doanh này nhé. Hãy dành thời gian này để tận dụng triệt để khả năng nhạy bén của mình và kiếm tiền online với dropshipping nhé! Sau này, bạn cảm thấy dropping mang lại nguồn thu nhập tốt thì có thể dành thêm nhiều thời gian và công sức cho nó.

quy trình trong mô hình dropshipping

2. Nhóm 2 – Sinh viên

Có thể nói sinh viên là đối tượng phù hợp nhất với mô hình dropshipping. Bởi đây là đối tượng có nhiều thời gian rảnh rỗi nhưng không có nhiều vốn để bắt đầu. Lợi thế của nhóm đối tượng này là khả năng thích ứng nhanh với quy luật vận hành và sự phát triển của công nghệ số.

3. Nhóm 3 – Người kinh doanh online

Khi mới bắt đầu kinh doanh online, bạn sẽ không có nhiều kinh nghiệm, kiến thức về phân tích thị trường, tìm sản phẩm, lựa chọn nguồn hàng, vận chuyển… Dropshipping sẽ giúp bạn có kiến thức cơ bản nhất để sẵn sàng “chinh chiến” trong một thị trường khó khăn hơn.

Ưu điểm của mô hình Dropshipping

Mô hình Dropshipping có những ưu điểm như dễ thực hiện, vốn đầu tư thấp, ít rủi ro, bán hàng xuyên biên giới… Cùng tìm hiểu nhé!

1. Dễ thực hiện

Quá trình vận hành dropshipping chỉ gói gọn trong 3 bước, bao gồm tìm kiếm nhà cung cấp, xây dựng kênh bán hàng và thực hiện các công việc liên quan để bán được hàng.

2. Nguồn vốn đầu tư thấp

Khi bắt đầu mô hình kinh doanh dropshipping, chi phí chủ yếu bạn phải chi trả là phí xây dựng website và quảng cáo (marketing). Bên cạnh đó, dropship loại bỏ vấn đề chi phí trong bán hàng truyền thống như phí dự trữ và quản lý hàng tồn kho. Bạn không cần dự trữ tồn kho, xử lý hàng hóa, gói hàng hay vận chuyển.

ưu nhược điểm của mô hình dropshipping

3. Hạn chế rủi ro

Một lợi thế lớn của hình thức dropshipping đó là giảm thiểu rủi ro khi không phải dự trữ hàng trong kho. Trong trường hợp bạn không bán được sản phẩm thì cũng phải trả chi phí kiểm soát tồn kho. Hoặc bạn muốn đổi mặt hàng kinh doanh, thậm chí ngưng bán hàng, bạn cũng không cần quá lo lắng về vốn do lượng sản phẩm tồn kho còn nhiều.

4. Bán hàng xuyên biên giới

Bạn có thể bán hàng ở bất kỳ nơi đâu, trong mọi thời điểm bởi cửa hàng online đó không cần văn phòng, nhân viên hay nhà kho… Như vậy, muốn bán hàng ra nước ngoài cũng không phải việc quá khó khăn.

5. Đa dạng sản phẩm lựa chọn

Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu và trải nghiệm bán hàng thử với bất kỳ loại mặt hàng nào mong muốn. Đặc biệt là có thể trở thành nơi bỏ hàng giá sỉ với vô vàn các loại sản phẩm với mức giá khác nhau. Hoặc nếu bạn bán lẻ hàng hóa trên website thì việc đa dạng sản phẩm cũng kích thích khả năng mua hàng của khách bởi lúc này họ có nhiều lựa chọn hơn.

6. Mở rộng quy mô kinh doanh dễ dàng

Trong kinh doanh truyền thống,  mở rộng quy mô sẽ liên quan tới việc tăng đầu tư thời gian và tiền bạc cho cửa hàng. Với mô hình dropshipping, mọi hoạt động trên hàng hóa và hoàn tất đơn hàng sẽ được bên nhà cung cấp xử lý. Vì vậy, bạn có nhiều thời gian để mở rộng kinh doanh bằng cách tăng cường bán hàng đa kênh, xây dựng hệ thống website tối ưu bán hàng và tìm kiếm sản phẩm tiềm năng để đa dạng danh sách sản phẩm.

Nhược điểm của mô hình Dropshipping

Mặc dù dropshipping có những ưu điểm nổi bật cho người kinh doanh online, nhưng mô hình này cũng tồn tại những hạn chế. Cụ thể:

1. Thiếu sự kết nối, đồng bộ dữ liệu giữa TMĐT bán lẻ và bán sỉ

Đơn hàng dropshipping yêu cầu sự kết nối và đồng bộ giữa nền tảng mà người bán lẻ đang kinh doanh và nền tảng mà người bán sỉ sử dụng. Tuy nhiên, các sản thương mại bán sỉ ở Việt Nam như Chosionline, Thitruongsi… chưa đủ đáp ứng về mặt kỹ thuật, công nghệ để kết nối trực tiếp với các sàn thương mại điện tử bán lẻ trong nước.

mô hình dropshipping

Hơn thế, thị trường Việt Nam có khoảng 20 sàn TMĐT nhưng hiện tại chỉ có một số gian hàng của người bán Trung Quốc trên Lazada và Tiki được dropship sản phẩm từ nước ngoài.

2. Chi phí logistics tại Việt Nam còn cao

Hiện nay, một đơn lẻ từ Trung Quốc về Việt Nam đang có mức giá khoảng 50.000 – 60.000 VNĐ cho đơn hàng dưới 1kg. Trong khi đó, đơn hàng vận chuyển từ Mỹ về Việt Nam có mức phí dao động 200.000 – 250.000 tùy theo số cân. Và đây còn chưa kể chi phí phát sinh như xử lý đơn hàng, phân loại, đóng gói theo yêu cầu người bán hàng.

3. Rủi ro khi thanh toán COD

Theo số liệu của Google và Temasek, 75% đơn hàng online sử dụng phương thức giao hàng tận nơi – trả tiền (COD). Nhưng đây cũng là phương thức có tỷ lệ từ chối nhận đơn hàng/hủy đơn hàng rất cao, dễ tạo nên những rủi ro cho người bán hàng dropshipping. Mặt khác, tính thanh khoản của COD cũng khá thấp, người bán phải chờ lịch đối soát từ hãng vận chuyển từ 2 – 4 ngày để nhận được tiền.

Dropshipping có lừa đảo không?

Dropshipping không phải là lừa đảo mà là mô hình kinh doanh hợp pháp và hiệu quả nếu biết cách vận hành. Bên cạnh những ưu điểm của dropshipping, có nhiều lý do để bạn có thể tin tưởng vào mô hình này. Cụ thể:

  • Dropshipping là mô hình kinh doanh minh bạch: Dropshipping là một mô hình kinh doanh đơn giản và dễ hiểu. Người bán không cần phải đầu tư vào việc nhập kho và lưu trữ hàng hóa. Thay vào đó, họ chỉ cần hợp tác với nhà cung cấp dropshipping để xử lý đơn hàng.
  • Dropshipping có lợi cho cả người bán và người mua: Dropshipping mang lại lợi ích cho cả người bán và người mua. Người bán có thể bắt đầu kinh doanh với ít vốn đầu tư và rủi ro thấp. Người mua có thể mua được các sản phẩm với giá cả cạnh tranh và được giao hàng tận nhà.
  • Có nhiều doanh nghiệp dropshipping thành công: Có rất nhiều doanh nghiệp dropshipping thành công trên thế giới như Aesthentials, BeActivewear, Haus hay Warmly. Những doanh nghiệp này trải dài từ ngách quần áo, phụ kiện tới đồ nội thất và đều có lượng truy cập lớn. Cửa hàng BeActivewear hiện nay đang là đối tác của hơn 60 thương hiệu quần áo từ 50 xưởng khác nhau. Điều này chứng minh rằng dropshipping là một mô hình kinh doanh hiệu quả và có lời.

mô hình dropshipping là gì

Tuy nhiên, dropshipping cũng có những rủi ro và có thể được sử dụng cho các hoạt động lừa đảo. Một số rủi ro khi làm dropshipping phải kế tới là đối tác “ma”, chất lượng không đúng cam kết và vấn đề vận chuyển (hàng hoá giao hàng chậm, bị hư hỏng hoặc thất thoát). Trong một số trường hợp, kẻ gian sẽ giả làm nhà cung cấp (supplier) và chào mời các sản phẩm với mức giá hấp dẫn bất ngờ hoặc các dịch vụ dropshipping không có thật nhằm chiếm đoạt tiền của người bán.

Vậy làm thế nào để tránh bị lừa đảo khi dropshipping? Dưới đây là một số lưu ý:

Trước tiên là tìm hiểu thật kỹ các nhà cung cấp. Hãy chọn cho mình các nhà cung cấp uy tín và cung cấp các sản phẩm chất lượng cao.

Bên cạnh đó, bạn cần hiểu rõ các điều khoản và điều kiện của nhà cung cấp. Hãy thận trọng trước những lời hứa hẹn quá tốt đến từ những nhà cung cấp, và đọc kỹ các điều khoản và điều kiện trước khi ký hợp đồng. Đảm bảo rằng bạn hiểu rõ các quyền lợi và nghĩa vụ của mình để tránh những tranh chấp và xung đột không cần thiết.

Cuối cùng sử dụng các phương thức thanh toán an toàn như thanh toán qua PayPal, thẻ tín dụng và các dịch vụ trung gian phổ biến như Escrow, Payoneer và TransferWise. Tránh thanh toán bằng chuyển khoản ngân hàng trực tiếp vì đây là hình thức mà kẻ lừa đảo hay dùng.

Tiềm năng của Dropshipping

1. Trên thế giới

Dropshipping đang trở nên ngày càng phổ biến và sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Theo báo cáo của Market Data Forecast, dự kiến tỷ lệ tăng trưởng thị trường Dropshipping hàng năm đạt 32% (kể từ năm 2021 đến 2026). Còn theo báo cáo từ Statista năm 2022, quy mô toàn cầu của thị trường Dropshipping dự kiến đạt 621 tỷ USD vào năm 2028. Trang Grand View Research cũng đánh giá tốc độ tăng trưởng toàn cầu của thị trường Dropshipping khoảng 28,8% (từ năm 2022 đến 2025).

Bên cạnh đó, người tiêu dùng đã thay đổi xu hướng tiêu dùng và ngày càng ưa chuộng hình thức mua hàng trực tuyến. Điều này tạo cơ hội rất lớn cho kinh doanh dropshipping nói riêng và lĩnh vực thương mại điện tử nói chung.

2. Tại Việt Nam

Riêng tại thị trường Việt Nam, sự xuất hiện và đầu tư của các đơn vị logistics lớn từ Hoa Kỳ như FedEx, USP… đang tạo nên những cơ hội tuyệt vời cho các seller Việt. Cùng với đó, sự tham gia của nhiều doanh nghiệp mới mở ra môi trường sôi động cho Dropship. Một số công ty logistics của Việt Nam hoạt động trong Dropshipping như AhaMove, Giaohangtietkiem.vn, Viettel Post,… đã đóng góp vào sự phát triển và đa dạng hóa của thị trường tiềm năng này.

áp dụng mô hình dropshipping

Tuy nhiên, hạ tầng logistics để phục vụ chuỗi cung ứng trong dropshipping tại Việt Nam vẫn còn hạn chế, rời rạc và chưa hoàn chỉnh. Hiện nay, chưa có đơn vị fulfillment nào có khả năng cung cấp một chu trình khép kín và toàn diện. Với mô hình dropshipping truyền thống, bạn sẽ phải sử dụng các dịch vụ fulfillment trọn gói từ nước ngoài như  ShipStation, ShipBob hay CJ và hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ logistics trong nước.

Việc sử dụng quá nhiều khâu và đối tác cung ứng dịch vụ cũng khiến tăng chi phí logistics. Điều này gây nên một số tình trạng như chi phí vận chuyển hàng hóa trong nước cao hơn hàng hoá nước ngoài.

Song với tốc độ phát triển “bùng nổ” của Dropshipping hiện nay, các dịch vụ này sẽ dần được cải thiện. Một ví dụ về sự phát triển của các dịch vụ dropshipping tại Việt Nam là BurgerPrints – thương hiệu Việt cung cấp dịch vụ fulfillment trọn gói cho dropshipping các sản phẩm Print-on-Demand (In ấn theo yêu cầu). BurgerPrints sở hữu hệ thống xưởng in đặt tại các thị trường trọng điểm như US, EU, Trung Quốc, Ấn Độ và cả Việt Nam. Tất cả các xưởng của BurgerPrints đều đạt tiêu chuẩn Quality Score khắt khe, đảm bảo chất lượng sản phẩm cao nhất.

Hướng dẫn làm Dropshipping hiệu quả

1. Chuẩn bị gì khi bắt tay vào làm Dropshipping?

Để thành công khi dinh doanh Dropshipping, các nhà bán hàng cần phải chuẩn bị tinh thần sẵn sàng “chinh chiến”, vốn và thời gian cũng như mục tiêu bán hàng. Cụ thể:

1.1 Vốn và thời gian

Vốn và thời gian là những thứ quan trọng để bạn xây dựng lên hệ thống dropshipping của riêng mình. Bạn phải nhớ rằng quy mô càng lớn thì số tiền bạn bỏ ra cũng lớn nhưng với người mới thì vốn khoảng 100 – 200 USD là đủ. Còn về thời gian, với mục tiêu khác nhau thì thời gian bỏ ra của mỗi người cũng sẽ khác nhau. Nhưng chung quy lại nếu cần đưa ra một con số tương đối thì tối thiểu là 1,5 – 2h/ngày để học hỏi và kiếm tiền với dropshipping.

mô hình dropshipping hiệu quả

1.2 Tinh thần sẵn sàng chiến đấu và một mindset đúng đắn

Nếu bạn nghĩ dropshipping chỉ là một cuộc dạo chơi thì sẽ thật khó để thành công với nó. Bạn cần phải thay đổi suy nghĩ ngay, dropshipping là một công việc tạo ra thu nhập tốt nếu bạn đầu tư tiền bạc, thời gian và thái độ nghiêm túc vào nó.

1.3 Xác định mục tiêu kinh doanh

Bên cạnh đó, bạn cần xác định mục tiêu rõ ràng trước khi bắt đầu kinh doanh dropshipping. Lưu ý khi đặt mục tiêu cho mô hình dropshipping là mục tiêu phải dựa trên nguồn lực, nguồn lực là những thứ bạn đang cố trong thời điểm hiện tại như vốn, thời gian, mối quan hệ, kỹ năng… Nếu đặt mục tiêu quá cao thì sẽ dễ cảm thấy chán nản còn đặt mục tiêu quá thấp thì bạn sẽ không phát huy được hết khả năng của mình.

Xác định mục tiêu phải có ngắn hạn và dài hạn. Khi xác định được mục tiêu, bạn cần phải lên kế hoạch chi tiết về công việc, thời gian để thực hiện. Sau cùng là nỗ lực hết mình để theo đuổi mục tiêu đó.

1.4 Tài khoản ngân hàng (visa/mastercard/…)

Tài khoản ngân hàng, thẻ visa/master card là thứ bạn phải chuẩn bị thì mới kinh doanh dropshipping được. Bởi vì mô hình này liên quan đến bán hàng xuyên quốc gia nên bạn cần phải có thẻ thanh toán quốc tế thì mới thực hiện được giao dịch.

hướng dẫn làm mô hình dropshipping

2. Các bước kinh doanh Dropshipping hiệu quả

Sau khi chuẩn bị những thứ kể trên, bạn đã có thể bắt đầu kinh doanh dropshipping. Dưới đây là các bước để triển khai bán hàng Dropshipping đơn giản và hiệu quả. Cùng tìm hiểu nhé!

2.1 Xác định sản phẩm/dịch vụ cung cấp

Bước này cần phải xác định sớm ngay khi bắt đầu kinh doanh dropshipping. Các ngách (niche) sản phẩm/dịch vụ phổ biến trong Dropshipping bao gồm thời trang, thực phẩm, đồ dùng gia đình, mỹ phẩm và sản phẩm Print-on-Demand. Bạn có thể lựa chọn một trong những ngách trên hoặc đi vào một sản phẩm cụ thể để gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng. Ví dụ, thay vì bán tất cả các loại quần áo, bạn có thể tập trung vào bán đồ bơi cho nữ.

2.2 Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là một trong những điều cần thiết mà người bán hàng dropshipping phải nghiêm túc thực hiện nếu muốn phát triển quy mô kinh doanh. Sau chọn ra được sản phẩm mình muốn bạn, bạn cần làm một số khảo sát thị trường, cụ thể như:

  • Nhu cầu thị trường: Hãy nghiên cứu thị trường để xác định nhu cầu của khách hàng. Bạn có thể sử dụng các công cụ như Google Trends, Keywordtool.io để tìm kiếm các sản phẩm/dịch vụ có nhu cầu cao.
  • Sự cạnh tranh: Cân nhắc mức độ cạnh tranh cho sản phẩm/dịch vụ bạn muốn cung cấp. Nếu thị trường đã có nhiều nhà cung cấp, bạn cần tìm cách để tạo sự khác biệt cho sản phẩm/dịch vụ của mình.
  • Khảo sát khách hàng tiềm năng: Tìm hiểu hành vi mua sắm và xem khách hàng tiềm năng của bạn thường mua sản phẩm ở đâu, kênh nào và họ quan tâm tới điều gì. Đồng thời lắng nghe ý kiến của khách hàng về sản phẩm bạn định bán.
  • Lợi nhuận: Hãy tính toán lợi nhuận tiềm năng cho sản phẩm/dịch vụ bạn muốn cung cấp. Đảm bảo rằng bạn có thể kiếm được lợi nhuận sau khi trừ đi các chi phí như vận chuyển, marketing…

Bằng cách thực hiện nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, bạn có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp, xác định chiến lược kinh doanh hiệu quả và gia tăng khả năng thành công trong dropshipping.

2.3 Liên hệ nhà cung cấp

Khi đã xác định được sản phẩm muốn bán, bạn phải lựa chọn và liên hệ với các nhà cung cấp. Một số tiêu chí để lựa chọn nhà cung bao gồm:

Chất lượng sản phẩm: Sản phẩm của nhà cung cấp chính hãng, chất lượng cao và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Đặc biệt, sản phẩm phải được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi đóng gói và vận chuyển. 

Giá cả cạnh tranh: Giá bán buôn của nhà cung cấp hợp lý để vẫn đảm bảo lợi nhuận cho bạn. Bên cạnh đó, chiết khấu cho đơn hàng số lượng lớn và chương trình khuyến mãi thường xuyên là những yếu tố khi lựa chọn suppliers. 

Chính sách vận chuyển: Giao hàng nhanh chóng, đùng thời hạn và chi phí vận chuyển hợp lý. Bên cạnh đó là cung cấp nhiều phương thức vận chuyển để khách hàng lựa chọn. 

Uy tín và kinh nghiệm: Lựa chọn nhà cung cấp hoạt động lâu năm và có uy tín trên thị trường. Cũng như, nhận được đánh giá tích cực từ khách hàng. 

Dịch vụ khách hàng tốt: Hỗ trợ bạn nhanh chóng, giải quyết khiếu nại kịp thời và cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm và dịch vụ. 

mô hình dropshipping

Ngoài ra, để lựa chọn nhà cung cấp tốt, bạn phải tìm hiểu kỹ về họ trước khi hợp tác, đọc kỹ các điều khoản và điều kiện hợp tác. Bạn nên yêu cầu nhà cung cấp đưa ra mẫu sản phẩm để kiểm tra chất lượng và đặt hàng thử với số lượng nhỏ trước để xem xét về quá trình vận chuyển của suppliers. 

Lựa chọn nhà cung cấp ở đâu sẽ phụ thuộc vào nhu cầu, thị trường kinh doanh và mục tiêu kinh doanh của mỗi dropshipper. Nhìn chung, Trung Quốc là lựa chọn phổ biến nhất bởi giá cả cạnh tranh, nguồn hàng đa dạng và nhiều nhà cung cấp dropshipping uy tín. Tuy nhiên, thời gian vận chuyển lâu, rủi ro về chất lượng sản phẩm và khó khăn trong việc đổi trả hàng là những nhược điểm cần cân nhắc. Mỹ, Châu Âu cũng là thị trường trọng điểm và ưu điểm về chất lượng cao nhưng giá thành cao hơn.

Còn nếu bạn kinh doanh tại Việt Nam thì nên ưu tiên các supplier Việt bởi thời gian vận chuyển trong nước nhanh, dễ dàng đổi trả hàng và hỗ trợ giao tiếp trực tiếp. Tuy nhiên, giá cả cao hơn so với Trung Quốc, nguồn hàng ít đa dạng hơn và ít nhà cung cấp dropshipping chuyên nghiệp.

Sau khi lựa chọn được nhà cung cấp phù hợp, việc thiết lập các điều khoản là vô cùng quan trọng để tối ưu hóa lợi nhuận và đảm bảo mối quan hệ hợp tác hiệu quả. Một hợp đồng rõ ràng và chi tiết sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro và tranh chấp trong tương lai. Các điều khoản quan trọng cần lưu ý trong hợp đồng bao gồm quy trình đặt hàng và thanh toán, vận chuyển và phân phối, chính sách đổi trả, quyền sở hữu trí tuệ, bảo mật thông tin và giải quyết tranh chấp.

2.4 Thiết lập cửa hàng bán hàng chuyên nghiệp

Khi bước vào lĩnh vực dropshipping, các nền tảng thương mại điện tử quốc tế như eBay, Amazon, và Etsy cùng với các sàn lớn tại Việt Nam như Shopee, Tiki, và Lazada là những điểm khởi đầu phổ biến. Các sàn này cung cấp một thị trường rộng lớn và sẵn sàng cho người mới bắt đầu tiếp cận hàng triệu khách hàng tiềm năng.

Nội dung liên quan:   [:vi]E-Commerce là gì? Kiến thức E-commerce cần thiết để bứt phá doanh nghiệp của bạn[:]

Bên cạnh đó, nhiều dropshipper cũng chọn cách tạo website bán hàng riêng. Website không chỉ là nơi bạn có thể quảng bá thương hiệu xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp, mà còn cho phép bạn cung cấp thông tin đầy đủ về sản phẩm và dịch vụ thông qua hình ảnh, video, và bài viết. Điều này giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm và nắm bắt thông tin, từ đó nâng cao trải nghiệm mua sắm của họ.

Ngoài ra, website còn là công cụ mạnh mẽ để thu thập dữ liệu khách hàng, hỗ trợ các chiến lược marketing, bán hàng và chăm sóc khách hàng. Với một website riêng, bạn có toàn quyền kiểm soát nội dung và cách thức tương tác với khách hàng, tạo dựng một nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp dropshipping của mình. Bên cạnh đó là hạn chế rủi ro bị hạn chế/khóa cửa hàng khi bán trên các sàn.

Vậy làm thế nào để thiết kế một website bán hàng chuyên nghiệp? Dưới đây là một số yếu tố bạn cần lưu ý:

Giao diện bắt mắt: Giao diện website không nhất thiết phải có thiết kế thật hoàn hảo hay theo một trường phái nghệ thuật nào mà nên hướng đến sự đơn giản và tinh tế. Khi khách hàng nhìn vào trang web, họ có thể biết bạn bán sản phẩm gì. Các thông tin về mặt hàng, giới thiệu cửa hàng của người bán nên đầy đủ và chi tiết để tạo dựng sự tin tưởng cho khách hàng. Một số giao diện website phổ biến là Turbo, Impact, Debutify, Booster và Porto.

mô hình dropshipping

Vận hành thường xuyên và liên tục: Website của bạn luôn phải trong tình trạng sẵn sàng và không có bất kỳ trục trặc nhỏ nào. Khi người mua hứng thú với sản phẩm/dịch vụ trên site của bạn thì phải có công cụ để giúp họ dễ dàng tương tác bằng nút mua hàng hoặc liên hệ thật nổi bật.

Tối ưu về tốc độ: Tốc độ truy cập nhanh hay chậm có thể do mạng của từng người và đây là điều bạn không thể kiểm soát. Nhưng bạn hoàn toàn có thể tối ưu hình ảnh, cách load trang để người dùng có trải nghiệm tốt nhất trên trang.

Có chiến lược Marketing tối ưu để quảng bá website hiệu quả: Bạn cần phải có một kế hoạch và triển khai kế hoạch marketing phù hợp để quảng bá, tiếp cận đến đối tượng khách hàng đến website. Một số cách để thực hiện điều này như sử dụng dịch vụ quảng cáo như Search Engine Optimization (SEO), Search Engine Marketing (SEM), Pay Per Click (PPC)…

Nếu bạn chọn các sàn thương mại điện tử để bán hàng dropshipping thì nên thiết kế giao diện đẹp mắt và có chi tiết thông tin sản phẩm. Cụ thể: 

Đa dạng phân loại và tinh tế trong chi tiết: Sản phẩm hiển thị trên sàn thương mại điển tử phải đa dạng về chủng loại, mẫu mã cho đến màu sắc. Nhưng nếu tất cả đều hiển thị trên cùng một giao diện thì khách hàng khó lòng tìm kiếm thông tin mà mình muốn. Thiết kế giao diện trang thương mại điện tử cần phải tuân theo nguyên tắc phân loại đa dạng với những chi tiết càng đầy đủ càng tốt. Nghĩa là mỗi sản phẩm đều được phân loại cụ thể theo ngành, tên gọi và mỗi phân loại theo ngành lại tiếp tục được chia nhỏ thành từng nhóm. 

2.5 Vận hành kinh doanh ở bất kỳ nơi nào

Ngoài website là nền tảng quan trọng nhất, bạn có thể mở rộng phạm vi hoạt động của mình và quảng bá thương hiệu, website đến khách hàng tiềm năng. Một số kênh bán hàng và quảng bá tiềm năng là mạng xã hội (Facebook, Zalo, Instagram…), diễn đàn (Lamchame, Tinhte, Voz…).

mô hình dropshipping có lừa đảo không

2.6 Thiết lập giá bán tốt

Nhìn chung, mục đích của kinh doanh dropshipping là người bán (seller) tạo ra lợi nhuận, nhà cung cấp có thể bán được nhiều hàng hóa. Do đó, hãy chắc chắn thỏa thuận giữa người bán và nhà cung cấp để có mức giá tốt nhất. Đừng nên để mức giá quá cao hoặc quá thấp. Khách hàng sẽ ghé thăm một lần, nhìn vào sản phẩm và sẽ có những nghi ngờ nhất định về sản phẩm và chất lượng.

Dưới đây là một số tiêu chí để thiết lập giá bán trong dropshipping:

  • Giá vốn sản phẩm: Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định giá bán của sản phẩm, đảm bảo giá bán cao hơn giá vốn để có lợi nhuận. 
  • Giá thị trường: Bạn phải nghiên cứu giá bán của các đối thủ cạnh tranh để đưa ra mức giá phù hợp, tránh đặt giá quá cao hoặc quá thấp so với thị trường. 
  • Nhu cầu thị trường: Nhu cầu cao cho sản phẩm cúng cho phép người bán đặt giá cao hơn. Ngược lại thì cần giảm giá nếu nhu cầu thị trường thấp. 
  • Chi phí vận chuyển: Chi phí này ảnh hưởng đến giá bán cuối cùng của sản phẩm nên bạn cần cân nhắc chi phí vận chuyển khi đặt giá bán. 
  • Lợi nhuận mong muốn: Bạn nên xác định mức lợi nhuận mong muốn trước khi đặt giá bán. Mức lợi nhuận mong muốn cũng ảnh hưởng tới giá bán sản phẩm. 

2.7 Quảng bá cho cửa hàng thương mại điện tử

Quảng bá khi kinh doanh dropshipping giúp tăng khả năng hiển thị, lượng truy cập và doanh thu cũng như tạo dựng thương hiệu và nâng cao lợi thế cạnh tranh. 

  • Tăng khả năng hiển thị: Quảng cáo giúp thu hút khách hàng tiềm năng đến với cửa hàng dropshipping của bạn, giúp bạn cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường và gia tăng nhận thức về thương hiệu. 
  • Tăng lượng truy cập: Quáng bá giúp thu hút nhiều người truy cập vào cửa hàng dropshipping và tăng cơ hội bán hàng cho bạn. 
  • Tăng doanh thu: Nhờ việc thu hút và tăng lượng truy cập, cửa hàng của bạn sẽ tăng doanh thu giúp bạn đạt được các mục tiêu kinh doanh. 
  • Tạo dựng thương hiệu và nâng cao lợi thế cạnh tranh: Xây dựng thương hiệu và uy tín cửa hàng dropshipping giúp bạn tạo dựng niềm tin với khách hàng.

Vì thế, một trong những cách kinh doanh dropshipping thành công là tiếp thị cửa hàng của bạn một cách hợp lý. Bạn có thể xem xét một số cách thức tiếp thị như chạy quảng cáo Facebook, quảng cáo Zalo, tối ưu công cụ tìm kiếm (SEO), đặt banner quảng cáo trên các trang báo… Và chắc chắn phải đề cập đến các loại sản phẩm mà bạn bán (bao gồm số điện thoại, địa chỉ) để khách hàng biết thêm thông tin và liên hệ mua hàng.

Nên làm Dropshipping ở Việt Nam hay quốc tế?

Các seller tại Việt Nam khi tham gia kinh doanh Dropship có hai lựa chọn cho thị trường hoạt động là trong nước và quốc tế. Việc lựa chọn thị trường sẽ phụ thuộc vào nguồn tài chính, sở thích cũng như mức độ am hiểu thị trường và khả năng của bạn. Tuy nhiên, trên thực tế, thị trường dropshipping quốc tế là nơi mà phần lớn các seller Việt chọn để “tham chiến”.

mô hình dropshipping

Tại sao thị trường dropshipping nước ngoài lại hấp dẫn các seller Việt Nam? Đầu tiên phải kể tới tiềm năng phát triển. Quy mô thị trường rộng lớn, nhu cầu mua sắm trực tuyến cao và sự đa dạng sản phẩm là những điểm cộng lớn cho mô hình kinh doanh này. Hơn nữa, việc dropshipping quốc tế giúp seller tiếp cận lượng khách hàng tiềm năng khổng lồ, mở rộng thị trường và tăng khả năng cạnh tranh.

Tuy nhiên, bên cạnh tiềm năng, dropshipping quốc tế cũng đặt ra những thách thức nhất định cho seller Việt Nam. Vấn đề thanh toán phức tạp, thời gian vận chuyển lâu và rào cản ngôn ngữ là những yếu tố cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

Lời kết

Mô hình Dropshipping cũng giống như các hình thức kinh doanh khác, đều có những thuận lợi và khó khăn nhất định nhưng luôn có lời giải cho mọi bài toán. Để bán hàng Dropshipping thành công, bạn cần phải kiên trì, dành nhiều thời gian hơn khi mới bắt đầu tập tành kinh doanh và tìm kiếm một bên hỗ trợ tuyệt vời.

Nếu bạn đang muốn xây dựng cửa hàng dropshipping cho riêng mình nhưng gặp khó khăn trong khâu thiết kế và lập trình website thì BurgerShop là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. BurgerShop là một giải pháp xây dựng cửa hàng cross-border e-commerce hỗ trợ người bán với các tính năng:

  • Tạo tài khoản miễn phí: Không giới hạn số lượng cửa hàng, thoải mái trải nghiệm dịch vụ.
  • Thiết lập cửa hàng nhanh chóng: Chỉ mất vài phút với kho giao diện đa dạng, tối ưu cho từng lĩnh vực kinh doanh.
  • Tăng hiệu quả bán hàng: Công cụ Smart Sell hỗ trợ tối ưu hóa giá trị đơn hàng thông qua chiến lược upsell, cross-sell hiệu quả.
  • Thanh toán linh hoạt: Hỗ trợ đa dạng cổng thanh toán uy tín như PayPal, Tazapay, Payoneer Checkout…, tương thích với nhiều phương thức thanh toán phổ biến.
  • Tối ưu SEO và Google Merchant Center: Cửa hàng được tối ưu chuẩn SEO, đáp ứng tiêu chuẩn đăng ký Google Merchant Center.
  • Hỗ trợ nhiệt tình: Đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm sẵn sàng hỗ trợ 24/7, giải đáp mọi thắc mắc và giúp bạn tối ưu hiệu quả kinh doanh.

Hãy biến ước mơ Dropshipping thành hiện thực và  bắt đầu hành trình Dropshipping thành công ngay hôm nay cùng BurgerShop! Liên hệ chúng tôi ngay hôm nay để nhận tư vấn tốt nhất:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.