E-Commerce là gì? Kiến thức E-commerce cần thiết để bứt phá doanh nghiệp của bạn

namhaiseo September 12, 2022 Không có phản hồi

E-Commerce được xem là bước tiến vĩ đại trong lĩnh vực kinh doanh nên thu hút tối đa sự quan tâm của các doanh nghiệp và các đơn vị bán hàng. Hiện nay đa số các Sellers đều có xu hướng tấn công sang thị trường béo bở này nhằm nâng cao doanh số và bứt phát doanh thu. Trong bài viết dưới đây, BurgerPrints sẽ giúp các bạn hiểu kỹ hơn về khái niệm E-Commerce là gì và cung cấp những kiến thức hữu ích về thương mại điện  tử giúp các doanh nghiệp và Sellers có thể hiểu rõ hơn. 

1. E-Commerce là gì? 

1.1 Khái niệm E-Commerce 

 

E-Commerce là gì

 

E-Commerce là viết tắt của Electronic Commerce hay hiểu theo tiếng Việt là Thương mại điện tử. Đây là cụm từ nhằm chỉ toàn bộ hoạt động mua hay bán sản phẩm thông qua các dịch vụ trực tuyến, nền tảng bán hàng online hay sàn thương mại điện tử. 

 

E Commerce ưu việt đến mức chúng ta có thể thực hiện mua sắm hàng hóa tại bất kỳ nơi nào trên thế giới ở bất kỳ thời gian nào trong ngày, đồng thời phương thức thanh toán cũng tương đối linh hoạt, có thể thông qua Internet Banking, tiền mặt hay các thẻ visa, ví điện tử,… Đây cũng là những điểm nổi bật hoàn toàn vượt trội của E-Commerce so với việc mua sắm tại các cửa hàng truyền thống. 

 

Trong khi đó, Ecommerce Website (Website thương mại điện tử) sẽ là các trang thông tin điện tử được tạo ra nhằm phục vụ các hoạt động kinh doanh, mua-bán hay cung ứng các loại hàng hóa, dịch vụ. 

1.2 Các yếu tố chính của E-Commerce 

 

Các yếu tố chính của E Commerce là gì? Hiện nay, mô hình thương mại điện tử E Commerce bao gồm 2 yếu tố chính gồm:

 

  • Online Shopping – gồm toàn bộ những thông tin cần thiết, cung cấp tới khách hàng những giải pháp mua hàng hợp lý. Hình thức Online Shopping của E-Commerce cũng sẽ bao gồm việc xem xét các sản phẩm cũng như mua hàng của tất cả đối tượng khách hàng. 

 

  • Online Purchasing – gồm toàn bộ cơ sở hạ tầng về công nghệ giúp trao đổi trực tiếp dữ liệu tới khách hàng, đồng thời thực hiện toàn bộ những giao dịch trên thông qua Internet. Online Purchasing cũng là hệ thống giúp khâu mua – bán trên Internet có thể diễn ra suôn sẻ và nhanh hơn. 

 

Những năm trở lại đây đã chứng kiến sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0, vì thế xu hướng kinh doanh thương mại điện tử cũng được nhiều người chú ý và có thể nói là đã thay đổi thói quen mua sắm của rất nhiều người. Nền tảng Internet đã đưa người dùng tới một thế giới mới mẻ, nhiều tiện ích, trong đó thương mại điện tử chính là một mô hình kinh doanh chủ yếu trong kỷ nguyên công nghệ số này. 

1.3 Dịch vụ E-Commerce fulfillment là gì? 

 

E-Commerce Fulfillment là gì

 

Dịch vụ E-commerce Fulfillment là dịch vụ hoàn tất đơn hàng thương mại điện tử trên các platform hay Marketplace. eCommerce Fulfillment là toàn bộ quy trình hoàn tất đơn hàng và vận chuyển đơn hàng tới tay người mua hàng. Quá trình Fulfillment sẽ gồm nhiều công đoạn khác nhau ví dụ như tiếp nhận đơn hàng, đóng gói, vận chuyển hay quản lý tất cả hoạt động đổi, trả đơn hàng. Bất kỳ doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử trên các nền tảng (platform) hay sàn thương mại điện tử (marketplace) đều phải có trách nhiệm thực hiện hoàn tất đơn hàng. 

 

Đối với hầu hết các hình thức kinh doanh thương mại điện tử, người bán có thể tự hoàn tất đơn hàng hay thuê một bên cung cấp dịch vụ Fulfillment thay bạn đảm nhiệm quy trình. Nhưng đối với mô hình Print on Demand hay Dropship, các công ty Fulfillment do Sellers lựa chọn sử dụng dịch vụ sẽ đảm nhiệm toàn bộ quy trình hoàn tất đơn hàng. 

 

Trên thực tế, đối với những doanh nghiệp eCommerce ngay từ khi bắt đầu thì eCommerce Fulfillment chắc chắn là một phần không thể tách rời và quyết định rất nhiều đến doanh thu, lợi nhuận và tín nhiệm của khách hàng đối với doanh nghiệp. Một quy trình E-Commerce Fulfillment đáng tin cậy, đảm bảo hiệu quả sẽ giúp Sellers tạo được niềm tin tới khách hàng, làm hài lòng khách hàng và giúp tạo sự trung thành của khách hàng với doanh nghiệp hay đơn vị bán hàng. 

2. Sự khác biệt giữa Thương mại điện tử E-Commerce và Kinh doanh điện tử eBusiness

 

E-Commerce và E-Business khác nhau điểm gì?

 

Khái niệm Thương mại điện tử (E-Commerce) thường hay bị nhầm lẫn với Kinh doanh điện tử (eBusiness), trên thực tế đây hoàn toàn là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt. Nếu E-Commerce (thương mại điện tử) là tên gọi cho một quá trình mua – bán, trao đổi các loại sản phẩm, dịch vụ, thông tin thông qua Internet thì eBusiness (Kinh doanh điện tử) là hoạt động thương mại sử dụng những phương tiện hay công nghệ xử lý thông tin số hóa, bao gồm:

 

  • Mua, bán hay trao đổi các loại dịch vụ/ hàng hóa/ thông tin

 

  • Dịch vụ khách hàng (Customer Service)

 

  • Hợp tác thiết kế, sản xuất với các đối tác (Collaborative)

 

  • Đào tạo từ xa (E-Learning)

 

  • Các giao dịch điện tử nội bộ trong doanh nghiệp (intrabusiness)

 

E-Business được hiểu rộng hơn so với E-Commerce vì E-Business sẽ gồm đa dạng các hoạt động kinh doanh trên nền tảng internet. Trong đó, những hình thức thanh toán hay giao dịch online được sử dụng làm nền tảng. Trong khi đó, E-Commerce được xem là một phần nằm trong E-Business. Đây là hai khái niệm tồn tại độc lập nhưng lại bổ trợ lẫn nhau trong các hoạt động kinh doanh.

3. Những loại hình giao dịch chính của Thương mại điện tử – E-Commerce

 

Các loại hình thương mại điện tử phổ biến

 

Dựa theo sự phân chia giữa hai nhóm gồm: nhà cung cấp hay nhà sản xuất với người tiêu dùng hay khách hàng, thương mại điện tử E Commerce sẽ gồm những loại hình giao dịch sau:

 

  • Business to Business (B2B) – Doanh nghiệp với doanh nghiệp: Đây là loại hình giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp với nhau chẳng hạn như giữa nhà sản xuất với những người bán buôn, hay giữa những người bán buôn với những người bán lẻ. 

 

  • Business to Consumer (B2C) – Doanh nghiệp với người tiêu dùng: Đây là loại hình giao dịch thương mại giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. 

 

  • Consumer to Consumer (C2C) – Người tiêu dùng với người tiêu dùng: Đây là hình thức giao dịch thương mại trực tuyến giữa những người tiêu dùng với nhau thông qua bên thứ ba (có thể qua đấu giá online hoặc website bán hàng). 

 

  • Consumer to Business (C2B) – Người tiêu dùng với doanh nghiệp: Đây là mô hình kinh doanh giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp, trong đó người tiêu dùng sẽ tạo ra giá trị và bán cho doanh nghiệp.

 

Ngoài các loại hình giao dịch trên, E-Commerce cũng có một số loại hình giao dịch phổ biến khác như:

 

  • Business to Employee (B2E) – Doanh nghiệp với nhân viên: các doanh nghiệp sẽ sử dụng mạng lưới nội bộ nhằm cung cấp dịch vụ và sản phẩm cho chính nhân viên của mình.

 

  • Business to Government (B2G) – Doanh nghiệp với chính phủ: Đây là một loại hình thương mại mà doanh nghiệp sẽ tiếp thị dịch vụ của mình cho các đơn vị hành chính công để cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho cơ quan chính phủ ở những cấp khác nhau thông qua xây dựng thương hiệu, quan hệ công chúng.

 

  • Government to Government (G2G) – Chính phủ với chính phủ: Đây là loại hình giao dịch trực tuyến, phi thương mại giữa ban ngành, cơ quan này với ban ngành, cơ quan khác thuộc Chính phủ. 

 

  • Government to Business (G2B) – Chính phủ với doanh nghiệp: Đây là hình thức tương tác trực tuyến, phi thương mại giữa chính phủ với doanh nghiệp nhằm mục đích tư vấn và cung cấp thông tin cho doanh nghiệp. 

 

  • Government to Citizen (G2C) – Chính phủ với công dân: Đây là hình thức truyền thông giữa chính phủ với chính công dân của mình. 

4. E-Commerce và những hình thức hoạt động chủ yếu

 

Hiện nay thương mại điện tử (E-Commerce) có rất nhiều hình thức hoạt động khác nhau trên thị trường hay trong các doanh nghiệp. Một số mô hình chính của Thương mại điện tử E Commerce có thể kể đến như sau:

4.1 Thanh toán điện tử – Electronic Payment

 

Electronic Payment

 

Đây là hình thức chi trả trực tuyến, tận dụng Internet để trả mức thanh toán của một dịch vụ nào đó. Ví dụ như chúng ta được chi trả các chi phí mua hàng bằng thẻ tín dụng hay thẻ mua hàng, chúng ta nhận lương thông qua hình thức chuyển khoản thay vì nhận tiền mặt như trước đây. 

 

Ngày nay, với sự phát triển vượt trội của thương mại điện tử, hình thức thanh toán điện tử cũng được mở rộng thêm ở những lĩnh vực mới chẳng hạn như: 

  • Thanh toán mua hàng (internet cash)
  • Ví điện tử (electronic purse)
  • Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (FEDI) hay 
  • Các giao dịch ngân hàng (digital banking). 

4.2 Trao đổi dữ liệu điện tử – Electronic Data Interchange (EDI)

 

Trao đổi dữ liệu điện tử là việc trao đổi các dữ liệu có cấu trúc (Structured form). Các dữ liệu điện tử sẽ được truyền từ thiết bị máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác, hoặc giữa những nhà bán hàng, những công ty đã có thỏa thuận buôn bán với nhau khi có kết nối Internet. 

4.3 Truyền dung liệu (Content)

 

Dung liệu hay Content được hiểu là nội dung của hàng hóa số. Thông qua dung liệu, giá trị thực của các mặt hàng sẽ được thể hiện một cách chi tiết và rõ ràng. Thông qua hình thức giao hàng qua mạng, các sản phẩm sẽ đến tay người mua một cách dễ dàng. 

4.4 Mua bán hàng hóa hữu hình

 

Mua bán hàng hóa hữu hình

 

Với sự phát triển của thời kỳ công nghệ số 4.0 cũng như tác động của đại dịch Covid-19, xu hướng mua hàng hóa thông qua các nền tảng thương mại điện tử, sàn thương mại điện tử hay nói cách khác, xu hướng mua hàng online ngày càng phổ biến và thịnh hành. Không chỉ là các mặt hàng nhỏ lẻ như hoa quả, quần áo, giày dép,…mà những loại sản phẩm có giá trị cao như đồ gia dụng, điện thoại, xe máy,…cũng thường xuyên được khách hàng mua trên các trang thương mại điện tử. 

 

Trào lưu mua hàng điện tử (electronic shopping) và “mua hàng trên mạng” (shopping online) xuất hiện giúp cho Internet được khai thác và sử dụng một cách tối đa, thậm chí còn trở thành công cụ để các nhà bán hàng cạnh tranh, kinh doanh các sản phẩm hàng hóa hữu hình. 

5. Ưu điểm vượt trội của E-Commerce 

 

Khi chúng ta mua hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó bằng hình thức trực tuyến, chúng ta cũng đã góp phần tham gia vào E-Commerce – Thương mại điện tử. Dưới đây BurgerPrints sẽ điểm qua những ưu điểm vượt trội mà thương mại điện tử (E-Commerce) đem lại cho người trải nghiệm bao gồm cả người mua hàng và người bán (Sellers) và đối với xã hội. 

5.1 Ưu điểm của E-Commerce đối với doanh nghiệp và người bán hàng

 

  • Các doanh nghiệp và người bán (Sellers) có thể dễ dàng mở rộng thị trường mà không tiêu tốn quá nhiều chi phí so với các hình thức thương mại truyền thống. 

 

  • Chi phí quảng bá và tiếp thị cho một thị trường toàn cầu cũng được giảm thiểu một cách đáng kể: Doanh nghiệp hay các Sellers không cần tiêu tốn các chi phí giấy tờ, chi phí hành chính, hay chi phí đăng ký kinh doanh,… 

 

  • Doanh nghiệp hay Sellers có thể dễ dàng cải thiện hệ thống phân phối, giảm thiểu độ trễ trong việc phân phối hàng hóa, tăng tốc độ tung sản phẩm ra mắt trên thị trường nhờ mạng lưới Internet toàn cầu.

 

  • Người bán hàng cũng có thể giảm thiểu hoặc không lo ngại vấn đề hàng hóa lưu kho, nhất là đối với mô hình bán hàng Print on Demand đang dần trở thành xu hướng (E-Commerce trend) trên các sàn thương mại điện tử, nền tảng thương mại điện tử như hiện nay. 

 

  • Sellers hay doanh nghiệp có thể cải thiện và nâng cao chất lượng của dịch vụ chăm sóc khách hàng, thường xuyên cập nhật và cung cấp tới khách hàng những thông tin hữu ích về sản phẩm, quá trình báo giá hàng hóa cũng nhanh chóng hơn, tốc độ mua hàng trực tuyến cũng diễn ra nhanh chóng hơn. 

 

  • Các doanh nghiệp hay Sellers có thể thiết lập thêm nhiều mối quan hệ đối tác với các nhà cung cấp sản phẩm hay giữa chính các nhà cung cấp dịch vụ với nhau. 

 

  • E-Commerce giúp các doanh nghiệp gia tăng doanh thu bán hàng nhiều hơn

 

  • Các doanh nghiệp hay Sellers cũng sẽ có động lực làm mới, cá biệt hóa sản phẩm, dịch vụ trước một thị trường E-Commerce đầy khốc liệt và đầy tính cạnh tranh. 

 

  • E-Commerce cũng giúp các doanh nghiệp đơn giản hóa và giảm thiểu tối đa các thủ tục hành chính, công việc giấy tờ mà vẫn gia tăng sự hiệu quả giao dịch thương mại. 

 

  • Toàn bộ những thông tin về giá, hình ảnh sản phẩm đều được cập nhật tức thì, theo sự biến đổi của thị trường. 

5.2 Ưu điểm của E-Commerce đối với người tiêu dùng

 

Ưu điểm E-Commerce với người tiêu dùng

  • Tất cả những trở ngại về không gian và thời gian đều được loại bỏ với E-Commerce: Người tiêu dùng có thể truy cập vào các nền tảng thương mại điện tử, sàn thương mại điện tử,…để mua bán, tìm kiếm hàng hóa, dịch vụ mà bản thân quan tâm ở mọi lúc, mọi nơi. 

 

  • Đa dạng sự lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: Với E-Commerce, người tiêu dùng sẽ hoàn toàn được hưởng lợi khi có thể cùng lúc tiếp cận với rất nhiều nhà cung cấp và lựa chọn sản phẩm tốt nhất. 

 

  • Người tiêu dùng có thể mua các sản phẩm hay dịch vụ trực tuyến từ chính nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất. 

 

  • Mua hàng với giá ưu đãi: Với thời kỳ hoàng kim của E Commerce, người tiêu dùng có thể cùng lúc tham khảo giá từ nhiều nhà cung cấp một cách thuận tiện, dễ dàng, từ đó lựa chọn nhà cung cấp có mức giá phù hợp nhất. 

 

  • Lượng thông tin trên các sàn, nền tảng thương mại tìm kiếm cực phong phú và hữu ích. Thông qua các công cụ tìm kiếm, người tiêu dùng có thể nhanh chóng tìm được các thông tin sản phẩm kèm theo những hình ảnh đánh giá chân thực. 

 

  • Mua hàng hóa tùy chỉnh theo sở thích: Với người tiêu dùng yêu thích mua sản phẩm in ấn tùy chỉnh theo sở thích, không dập khuôn, thì E-Commerce chính là cánh cửa mở ra một thế giới Print on Demand cực phong phú. Người tiêu dùng thay vì mua những chiếc áo theo lô, không có sự khác biệt, thì giờ đây có thể vào các nền tảng thương mại điện tử như BurgerPrints để tìm mua các loại áo in ấn tùy chỉnh theo họa tiết hoa văn yêu thích, hay các mặt hàng in theo yêu cầu đa dạng khác. 

5.3 Ưu điểm của E-Commerce đối với xã hội 

 

  • Tạo ra những xu hướng, mô hình kinh doanh mới trên thị trường: Trước đây khi các nền tảng thương mại điện tử, sàn thương mại điện tử chưa được thịnh hành, người tiêu dùng vẫn chỉ có thói quen mua sắm hàng hóa kiểu truyền thống. Nhưng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, một loạt dịch vụ kinh doanh, hình thức bán hàng mới xuất hiện, chẳng hạn như: Dropshipping, Print on Demand, dịch vụ Fulfillment,… 

 

  • Nâng cao mức sống: Với sự xuất hiện của nhiều nhà cung cấp và nhiều loại hàng hóa dẫn đến sự cạnh tranh về giá, người tiêu dùng sẽ có cơ hội mua hàng hóa với mức giá ưu đãi hơn, từ đó nâng cao mức sống của cả người mua và người bán. 

 

  • Tác động tích cực đối với những nước kém phát triển: Nhờ sự bùng nổ của Internet, các nước kém phát triển sẽ có cơ hội tiếp cận với dịch vụ, sản phẩm chất lượng từ các nước phát triển, từ đó có thể học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm để phát triển đất nước. 

6. Nhược điểm và thách thức của thương mại điện tử E-Commerce

 

Ngoài những ưu điểm không thể phủ nhận thì E Commerce cũng tồn đọng những nhược điểm nhất định và có những thách thức cần phải vượt qua. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu nhược điểm và thách thức của E-Commerce là gì thì hãy cùng BurgerPrints tiếp tục theo dõi nội dung của bài viết. 

6.1 Nhược điểm của E-Commerce

 

Nhược điểm của E-Commerce

6.1.1 Dịch vụ khách hàng

 

 Mặc dù thương mại điện tử sẽ giúp người tiêu dùng mua sắm hàng hóa nhanh chóng hơn, tuy nhiên khách hàng cũng sẽ gặp khó khăn về việc nắm bắt thông tin sản phẩm, bởi khách hàng không thể trực tiếp thử sản phẩm, nhất là đối với những mặt hàng như giày dép, quần áo, trang sức, phụ kiện,…

 

Đa số các website thương mại điện tử hiện nay đều có tích hợp những tính năng hỗ trợ và chat trực tuyến, tuy nhiên hệ thống này đa phần chưa được đầu tư nhiều và chưa mang lại hiệu quả tối ưu nhất, khách hàng thường phải đợi phản hồi từ phía người bán rất lâu. 

6.1.2 Tính tức thời 

 

Khi mua sắm thông qua các trang web thương mại điện tử, khách hàng sẽ không nhận được hàng một cách tức thì như cách mua hàng truyền thống, thay vào đó món hàng sẽ được giao đến sau một vài ngày. Thậm chí đối với những món hàng đặt mua từ các website thương mại điện tử nước ngoài còn mất từ một đến hai tuần mới có thể vận chuyển và giao tới khách hàng. 

6.1.3 Sự trung thực 

 

Hiện nay, vấn nạn “hình ảnh chỉ mang tính minh họa” đang gây “ám ảnh” tới khách hàng khi lựa chọn mua hàng trực tuyến thông qua các trang web thương mại điện tử. Các hình ảnh trực tuyến dường dư không mô tả chính xác kiểu dáng, màu sắc, chất lượng của sản phẩm. Đa số các hình ảnh sản phẩm đều được chỉnh sửa nhằm thu hút thị hiếu của người dùng. Có không ít khách hàng phải “dở khóc dở cười” hay thậm chí thất vọng khi món đồ nhận được lại không đúng như ảnh minh họa của nhà cung cấp. 

6.2 Thách thức của E-Commerce 

 

Thách thức của E-Commerce

6.2.1 Tính an toàn và bảo mật 

 

Việc gặp phải sự cố kỹ thuật khi truy cập các website thương mại điện tử là điều không thể tránh khỏi và đều có khả năng xảy ra với hầu hết khách hàng. Tính bảo mật không cao nên đôi lúc chúng ta sẽ gặp sự cố như virus xâm nhập, hacker tấn công website của người bán hay doanh nghiệp,…

6.2.2 Đối thủ cạnh tranh 

 

Với sự bùng nổ của Internet, thương mại điện tử trở thành miếng bánh ngọt mà nhiều nhà đầu tư hay doanh nghiệp hướng đến. Do đó, sẽ có rất nhiều đối thủ cùng ngành với tiềm lực tài chính dồi dào mà bạn phải vượt qua. Để làm được điều này, doanh nghiệp của bạn cần phải có được chiến lược và hướng đi cụ thể nhằm thu hút khách hàng và xây dựng tệp khách hàng trung thành. 

6.2.3 Hình thức thanh toán 

 

Hình thức thanh toán khi mua hàng qua các Website thương mại điện tử được xem là yếu tố thu hút đối với người mua hàng. Tuy nhiên đối với phương diện các nhà bán hàng thì sẽ có rất nhiều rủi ro phát sinh, đặc biệt đối với hình thức thanh toán COD. 

6.2.4 Tạo dựng lòng tin với khách hàng 

 

Đối với thương mại điện tử, việc tạo dựng niềm tin của khách hàng là vô cùng quan trọng và cũng là thách thức lớn đối với nhiều doanh nghiệp hay đơn vị bán hàng. Hiện nay tình trạng sản phẩm online kém chất lượng, lừa đảo đang tồn tại rất nhiều ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý mua hàng của người tiêu dùng. 

 

Bên cạnh đó, việc không thể kiểm tra sản phẩm trực tiếp nên cũng khiến khách hàng lo lắng về mức độ uy tín của cửa hàng, chất lượng hay giá cả của sản phẩm. Chính vì thế các doanh nghiệp và Sellers cũng cần phải ra sức nỗ lực để xây dựng lòng tin đối với khách hàng, từ đó xây dựng được tệp khách hàng trung thành đối với doanh nghiệp và sản phẩm. 

7. Lời kết 

Như vậy BurgerPrints vừa giúp các bạn tìm hiểu những kiến thức hữu ích về E-Commerce, những lợi ích, nhược điểm và thách thức mà thương mại điện tử mang lại. BurgerPrints hi vọng những thông tin này đều hữu ích với bạn, giúp doanh nghiệp hay cửa hàng của bạn có thể bứt phá doanh thu. Để tiếp tục theo dõi và cập nhật những tin tức hữu ích khác, các bạn có thể truy cập ngay vào website: https://blog.burgerprints.com/vi/  hoặc liên hệ với đội ngũ của BurgerPrints thông qua các phương thức sau:

Fanpage: https://www.facebook.com/BurgerPrintsPOD

Email: marketing@burgerprints.com

Telegram: https://t.me/BurgerPrints

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.