Tất tần tật về Dropshipping Shopify cho người mới

Linh Dinh April 1, 2024 Không có phản hồi

Dropshipping Shopify là lựa chọn tối ưu cho việc xây dựng trang web Dropshipping của bạn bởi sự đơn giản và dễ sử dụng. Nếu như đây là lần đầu tiên bạn làm quen với nền tảng này, hãy cùng BurgerPrints tham khảo ngay hướng dẫn từng bước thiết kế một cửa hàng Dropshipping hoàn chỉnh trên Shopify, phù hợp cho những người mới bắt đầu.

Shopify là gì?

Shopify là một giải pháp SaaS (Software as a Service – phần mềm dưới dạng dịch vụ) toàn cầu, cho phép người dùng xây dựng website bán hàng trực tuyến tích hợp đầy đủ tính năng như giỏ hàng, thanh toán, xử lý đơn hàng, bán hàng đa kênh, marketing automation. Đây là một dịch vụ trả phí và cho phép bạn dùng thử miễn phí để trải nghiệm toàn bộ tính năng trước khi quyết định chọn gói dịch vụ phù hợp. Tính đến tháng 4/2023, có hơn 3.000.000 khách hàng đang sử dụng nền tảng này, khiến Shopify trở thành nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất trên thế giới.

Khác với các nền tảng thương mại sử dụng mã nguồn mở như Magento hay OpenCart yêu cầu người dùng có kiến thức về website, hosting hay HTML mới có thể sử dụng, Shopify được thiết kế để người mới cũng có thể sử dụng dễ dàng. Shopify được sử dụng rộng rãi bởi cả doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), cũng như hơn 13.000 khách hàng Enterprise với gói dịch vụ Shopify Plus.

Tóm lại, Shopify là nền tảng thương mại điện tử trọn gói cho phép bạn tạo trang web bán hàng, quản lý sản phẩm, xử lý đơn hàng, bán hàng đa kênh, quảng cáo nhằm giúp bạn tập trung vào việc phát triển kinh doanh trực tuyến. Khi mới bắt đầu, bạn sẽ sở hữu một cửa hàng với địa chỉ: “storename.myshopify.com”, trong đó storename do bạn lựa chọn. Bạn có thể kết nối cửa hàng này với tên miền tùy chọn của bạn. Shopify Admin (Bảng điều khiển), là nơi bạn thực hiện tất cả các thao tác từ việc đăng và quản lý sản phẩm, xử lý đơn hàng, tạo chiến dịch marketing, quản lý khách hàng, chỉnh sửa giao diện và mã nguồn, quản lý ứng dụng của bên thứ ba…

Ưu điểm:

  • Dễ sử dụng: Shopify được thiết kế để phù hợp với cả người mới bắt đầu.
  • Tích hợp đa kênh: Cho phép bán hàng trên nhiều nền tảng khác nhau.
  • Hỗ trợ khách hàng tốt: Có cộng đồng lớn và hỗ trợ 24/7.

Nhược điểm:

  • Phí dịch vụ: Dịch vụ có phí hàng tháng.
  • Tùy chỉnh giao diện hạn chế: Mặc dù có thể tùy chỉnh, nhưng không linh hoạt bằng mã nguồn mở.

Dropshipping là gì?

Dropshipping là một hình thức bán hàng trực tuyến nhưng bỏ qua quy trình vận chuyển. Người bán không cần phải sở hữu sản phẩm và không phải lưu trữ ở kho hàng, cũng không phải lo về việc vận chuyển hàng hóa. Seller chỉ đóng vai trò là người trung gian, liên kết giữa nhà cung cấp và khách hàng. Khi có đơn đặt hàng, seller chỉ cần thông báo cho nhà cung cấp và yêu cầu gửi hàng đi, sau đó nhận về phần chênh lệch giá bán.

Ví dụ bạn là một người bán hàng theo mô hình Dropshipping. Bạn chọn một chiếc váy trên sàn Taobao của Trung Quốc với giá $5. Sau đó, bạn đăng hình ảnh sản phẩm và bán trên trang web riêng của mình hoặc trên các sàn thương mại điện tử khác với giá $10. Khi có người ở Việt Nam đặt hàng, bạn sẽ tiến hành đặt mua sản phẩm trên Taobao và yêu cầu người bán gửi hàng đến người mua tại Việt Nam. Số tiền chênh lệch giữa giá bán và giá mua là số tiền bạn nhận được là $10 – $5 = $5. Đây chính là Dropshipping.

Ưu điểm và nhược điểm của dropshipping trên Shopify

Dropshipping là hình thức kinh doanh mà bạn không cần phải tự lưu trữ hàng tồn kho. Thay vào đó, bạn sẽ hợp tác với nhà cung cấp để gửi hàng trực tiếp từ kho đến khách hàng. Chính vì thế, Dropshipping trên Shopify sẽ có những ưu nhược điểm nhất định như:

Ưu điểm

Dễ bắt đầu: Khởi đầu kinh doanh dropshipping trên Shopify không đòi hỏi nhiều thời gian và vốn. Bạn có thể chọn sản phẩm, tìm nguồn cung ứng và tiếp thị mà không cần đầu tư vào việc mua và lưu trữ hàng hóa.

Chi phí khởi nghiệp thấp: Do không cần lưu trữ hàng hóa, bạn sẽ tiết kiệm được chi phí kho bãi, quản lý hàng tồn kho… Từ đó giảm thiểu rủi ro và cho phép bạn bắt đầu kinh doanh với số vốn ít hơn. Ngoài ra, seller mới cũng có thể dùng thử 14 ngày miễn phí với đầy đủ tính năng trước khi quyết định gia nhập dropshipping trên Shopify

Đa dạng lựa chọn sản phẩm: Bạn có thể lựa chọn vô số sản phẩm để bán trên cửa hàng dropshipping của mình. Chính sự đa dạng này sẽ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm các sản phẩm phù hợp với thị trường mục tiêu và nhu cầu của khách hàng, đồng thời linh hoạt thay đổi sản phẩm bắt trend theo từng thời điểm.

Tự do và linh hoạt: Dropshipping cho phép bạn làm việc từ bất cứ đâu và bất cứ lúc nào. Bạn không cần phải có một địa điểm kinh doanh cố định và có thể quản lý cửa hàng của mình từ xa.

Khả năng mở rộng cao: Dropshipping là mô hình kinh doanh dễ dàng mở rộng. Bạn có thể dễ dàng thêm sản phẩm mới, mở rộng thị trường mục tiêu và tăng doanh số bán hàng mà không cần phải đầu tư thêm nhiều vốn.

Ngoài ra, seller cũng có thể yên tâm về vấn đề an toàn thông tin và bảo mật vì Shopify đã có các điều khoản liên quan đến vấn đề này. Kho ứng dụng khổng lồ bổ sung các tính năng bán hàng, quản lý, marketing, liên kết với nhiều nhà cung cấp trên toàn thế giới… cũng là những ưu điểm của dropshipping Shopify giúp việc bán hàng của bạn trở nên dễ dàng hơn.

Nhược điểm

Lợi nhuận thấp: Do phải chia sẻ lợi nhuận với nhà cung cấp, lợi nhuận của bạn có thể thấp hơn so với bán hàng truyền thống.

Kiểm soát hạn chế: Bạn không có quyền kiểm soát trực tiếp đối với chất lượng sản phẩm và dịch vụ vận chuyển. Điều này có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng và uy tín của thương hiệu.

Cạnh tranh cao: Dropshipping là thị trường cạnh tranh, vì vậy bạn cần phải có chiến lược marketing hiệu quả để thu hút khách hàng.

Vấn đề vận chuyển: Thời gian vận chuyển có thể lâu hơn so với bán hàng truyền thống, vì sản phẩm được vận chuyển trực tiếp từ nhà cung cấp đến khách hàng nên bạn không thể kiểm soát quy trình vận chuyển theo ý muốn.

Dịch vụ khách hàng: Bạn cần phải có dịch vụ khách hàng tốt để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình vận chuyển và giao hàng.

Tóm lại, dropshipping trên Shopify là một mô hình kinh doanh tiềm năng với nhiều ưu điểm và nhược điểm. Bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố trên trước khi quyết định tham gia vào thị trường đầy tiềm năng nhưng vô cùng cạnh tranh này.

Hướng dẫn Dropshipping Shopify

Mặc dù Shopify cung cấp giao diện đơn giản, dễ sử dụng nhưng không phải ai cũng có thể xây dựng website bán hàng online thuận lợi ngay từ lần đầu tiên. Chính vì thế, bạn hãy tham khảo ngay hướng dẫn chi tiết dưới đây để không bị “lóng ngóng” khi gia nhập nền tảng mới:

1. Đăng ký tài khoản PayPal

Trước tiên, bạn cần có thẻ thanh toán quốc tế Visa hoặc Mastercard tại bất kỳ ngân hàng nào. Sau đó, hãy truy cập vào trang chủ PayPal và nhấn vào “Sign up now” để bắt đầu quá trình đăng ký.

Bạn sẽ thấy có 2 sự lựa chọn:

  • Buy with Paypal: Đây là tài khoản cá nhân, có hạn mức giao dịch hằng tháng là $500.
  • Receive payments with PayPal – Nhận thanh toán với PayPal: Đây là loại tài khoản doanh nghiệp, có thể chuyển khoản không giới hạn.

Trong nội dung này, BurgerPrints sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách đăng ký tài khoản PayPal cho cá nhân.

Bước 1: Bạn chọn mục “Buy with PayPal”, nhấn “Get Started”. Tiếp theo, bạn sẽ điền Email, chọn mật khẩu và nhấn “Continue”.

Bước 2: Sau đó, bạn điền đầy đủ thông tin cá nhân theo hướng dẫn sau:

Điền đầy đủ thông tin cá nhân:

  • First Name: Tên của bạn (ví dụ: YEN)
  • Middle Name: Tên đệm (ví dụ: THI HOANG)
  • Last Name: Họ của bạn (ví dụ: NGUYEN)
  • Ngày tháng năm sinh: (Thứ tự tháng/ngày/năm)
  • National ID: Số CMND
  • Mã Zip Code: Mã zip code địa phương
  • Mobile: Số điện thoại của bạn

Lưu ý nên điền thông tin chính xác, trùng khớp với tên trên thẻ ngân hàng và sử dụng email chính để xác nhận tài khoản. Sau khi điền xong, bạn nhấn vào “Agree and Create Account” là hoàn tất quá trình đăng ký.

Bước 3: Sau đó, bạn sẽ liên kết PayPal với tài khoản thanh toán quốc tế đã chuẩn bị trước đó. Bạn điền đầy đủ thông tin thẻ và nhấp chọn “Link Card”. PayPal sẽ trừ $1 trong thẻ của bạn, sau khi bạn xác nhận tài khoản thì số tiền này sẽ được hoàn lại. Bạn chỉ cần mở Email mà PayPal gửi cho bạn, click vào link và nhấn nút “Yes, this is my email”.

Bước 4: Bạn sẽ được đưa về trang đăng nhập, điền mật khẩu và nhấn “Confirm email address” để hoàn tất quá trình đăng ký PayPal.

2. Chọn ngách Dropshipping phù hợp

Hầu hết các thị trường ngách dropshipping được tìm thấy thông qua nghiên cứu từ khóa. Bằng cách phân tích mức độ phổ biến của các truy vấn tìm kiếm được nhập vào công cụ tìm kiếm và nền tảng truyền thông xã hội, cũng như tính cạnh tranh của kết quả tìm kiếm, bạn có thể xác định các lĩnh vực nhu cầu chưa được đáp ứng.

Các công cụ nghiên cứu nhu cầu của đối tượng mục tiêu phổ biến bao gồm:

2.1. Facebook Audience Insights

Facebook có khoảng ba tỷ người dùng hoạt động hàng tháng. Audience Insights cung cấp nguồn thông tin phong phú về sở thích, nhân khẩu học và hoạt động trực tuyến của họ.

Ví dụ: Bạn muốn bán quần áo thời trang nữ dành cho người từ 25 đến 35 tuổi. Truy cập Facebook Audience Insights và chọn “Tạo đối tượng mục tiêu mới”. Chọn “Nhân khẩu học” và nhập độ tuổi từ 25 đến 35, chọn “Sở thích” và thêm các sở thích liên quan đến thời trang như “quần áo”, “thời trang”, “mua sắm”… Xem kết quả để biết thông tin chi tiết về đối tượng mục tiêu của bạn, bao gồm vị trí, thu nhập, trình độ học vấn…

2.2. Google Keyword Planner

Google xử lý hàng tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày. Với công cụ lập kế hoạch từ khóa của Google này, bạn có thể phân tích các lượt tìm kiếm đó để tìm ra các ngách và cơ hội phù hợp.

Ví dụ: Bạn muốn bán phụ kiện điện thoại. Truy cập Google Keyword Planner và đăng nhập bằng tài khoản Google Ads của bạn. Nhập “phụ kiện điện thoại” vào thanh tìm kiếm và nhấp vào “Nhận ý tưởng”. Xem kết quả để biết thông tin chi tiết về các từ khóa liên quan đến phụ kiện điện thoại, bao gồm khối lượng tìm kiếm, mức độ cạnh tranh và giá thầu đề xuất.

2.3. Google Trends

Giống như Keyword Planner, Google Trends có một kho thông tin sâu sắc về những sản phẩm mọi người đang tìm kiếm và mức độ quan tâm thay đổi theo thời gian như thế nào.

Ví dụ: Bạn muốn bán đồ chơi cho trẻ em. Truy cập Google Trends và nhập “đồ chơi cho trẻ em” vào thanh tìm kiếm. Xem kết quả để biết thông tin chi tiết về xu hướng tìm kiếm cho đồ chơi trẻ em, bao gồm mức độ quan tâm theo thời gian, vị trí và thiết bị.

2.4. Ahrefs

Công cụ nghiên cứu từ khóa Ahrefs là một công cụ này được các chuyên gia marketing SEO ưa chuộng. Bạn có thể dùng công cụ này để đánh giá xem bạn có thể cạnh tranh lưu lượng truy cập với các trang web uy tín hay không.

Ví dụ: Bạn muốn bán đồ trang sức thủ công. Truy cập Ahrefs.com và nhập “đồ trang sức thủ công” vào thanh tìm kiếm. Xem kết quả để biết thông tin chi tiết về các trang web bán đồ trang sức thủ công, bao gồm lưu lượng truy cập, thứ hạng từ khóa và backlink.

Nhìn chung, một phân khúc đối tượng chỉ có giá trị cho doanh nghiệp của bạn nếu bạn có thể tìm nguồn cung cấp các sản phẩm phù hợp để phục vụ họ. Khi bạn mới làm dropshipping, Khi mới bắt đầu với dropshipping, bạn có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn cung cấp đa dạng cho các sản phẩm ngách.

Hợp tác với nhà cung cấp hoặc nhà sản xuất để thiết lập dropshipping Shopify cho dòng sản phẩm mới là một cách hiệu quả để tạo sự khác biệt cho doanh nghiệp của bạn, bạn có thể cung cấp sản phẩm độc đáo, khó tìm thấy ở các cửa hàng dropshipping khác, mang đến cho khách hàng sản phẩm phù hợp với sở thích và nhu cầu cụ thể của họ. Doanh nghiệp có thể hưởng lợi nhuận cao hơn khi bán sản phẩm thuộc ngách ít cạnh tranh.

3. Chọn sản phẩm và nhà cung

Khi bạn đã có những sản phẩm ưng ý, bước tiếp theo là xác định nhà cung cấp sản xuất hoặc dự trữ sản phẩm đó. Có rất nhiều nhà cung cấp dropshipping để lựa chọn. Một số nhà cung cấp có nền tảng trực tuyến, nơi bạn có thể tạo tài khoản người bán và tìm kiếm sản phẩm trong danh mục của họ. Số khác thì tạo điều kiện đàm phán các thỏa thuận riêng biệt với các đối tác bán lẻ. Dưới đây là một vài ứng dụng nhà cung cấp dropshipping phổ biến:

3. 1. Spocket

Với Spocket, seller có thể bán các sản phẩm từ các nhà cung cấp dropshipping của Mỹ, Châu Âu và quốc tế thông qua cửa hàng Shopify của mình. Spocket mang đến cho bạn các nhà cung cấp đáng tin cậy và tự động cập nhật số lượng hàng tồn kho. Đây cũng là đối tác chính thức của AliExpress và Alibaba.

Người dùng đánh giá rằng dịch vụ chăm sóc khách hàng của Spocket nhanh chóng, đồng thời quá trình vận chuyển từ các nhà cung cấp của Mỹ và EU tương đối nhanh. Bạn thậm chí có thể đặt hàng mẫu sản phẩm để kiểm tra chất lượng trước khi thêm chúng vào cửa hàng của mình.

3. 2. DSers

DSers là công cụ hỗ trợ dropshipping hiệu quả từ AliExpress, đây là một ứng dụng dropshipping được thiết kế dành riêng cho các nhà bán hàng sử dụng nền tảng Shopify. Với DSers, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm sản phẩm, duyệt qua danh mục sản phẩm khổng lồ từ AliExpress với hơn 100 triệu mặt hàng. Đồng thời, seller có thể sử dụng bộ lọc thông minh để tìm kiếm sản phẩm theo danh mục, từ khóa, giá cả, xem chi tiết sản phẩm đầy đủ bao gồm hình ảnh, mô tả, đánh giá của khách hàng.

Nhà bán hàng có thể thêm sản phẩm từ AliExpress vào cửa hàng Shopify chỉ với một cú nhấp chuột, tự động cập nhật thông tin sản phẩm như giá cả, số lượng hàng tồn kho và chỉnh sửa thông tin sản phẩm để phù hợp với nhu cầu của cửa hàng.

Ngoài ra, với DSers, bạn còn có thể so sánh giá bán của các nhà cung cấp dropshipping khác nhau trên AliExpress cho cùng một sản phẩm, tìm kiếm nhà cung cấp uy tín với mức giá cạnh tranh nhất, đảm bảo lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp của bạn.

Khi bạn gửi thông tin đơn hàng sang DSer, hệ thống sẽ xử lý trực tiếp, liên tục cập nhật tình trạng đơn hàng, thông báo cho khách hàng. Từ đó, bạn có thể yên tâm tự động hóa quy trình dropshipping, tiết kiệm thời gian và công sức.

3. 3. Modalyst

Tương tự như các ứng dụng dropshipping khác, Modalyst kết nối với AliExpress, giúp nhà bán hàng dễ dàng nhập sản phẩm trực tiếp vào cửa hàng Shopify. Tuy nhiên, điểm nổi bật của Modalyst so với các đối thủ cạnh tranh chính là Modalyst cung cấp danh sách các nhà sản xuất độc lập uy tín, đảm bảo chất lượng sản phẩm cao cấp và nguồn gốc rõ ràng. Thậm chí, Modalyst hợp tác với các thương hiệu cao cấp như Calvin Klein và Dolce & Gabbana, giúp nhà bán hàng đa dạng hóa sản phẩm và tiếp cận khách hàng tiềm năng cao cấp.

Bên cạnh các nhà sản xuất độc lập và thương hiệu cao cấp, Modalyst còn cung cấp nguồn sản phẩm phong phú từ AliExpress, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Với những ưu điểm vượt trội, Modalyst là giải pháp dropshipping toàn diện cho nhà bán hàng Shopify, giúp tiết kiệm thời gian và công sức tìm kiếm nguồn hàng, đảm bảo chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm và tiếp cận khách hàng tiềm năng, tăng doanh thu và lợi nhuận cho cửa hàng Shopify.

4. Tạo tài khoản Shopify

Bạn đã chọn được danh mục sản phẩm và nhà cung cấp dropshipping ưng ý? Hãy cùng bắt tay vào xây dựng cửa hàng trực tuyến của bạn trên nền tảng Shopify với những bước sau đây:

Bước 1: Đăng ký tài khoản Shopify miễn phí

  • Truy cập trang chủ Shopify tại https://www.shopify.com/ 
  • Nhập email của bạn vào khung đăng ký và nhấn nút “Bắt đầu dùng thử miễn phí” (Start free trial).
  • Điền mật khẩu và tên cửa hàng mong muốn.
  • Lúc này, URL trang web của bạn sẽ có dạng https://[tên shop].myshopify.com.

Bước 2: Hoàn tất thông tin tài khoản

  • Cung cấp thông tin cá nhân và địa chỉ để xác thực tài khoản.
  • Nhập thông tin ngân hàng để nhận thanh toán từ việc bán hàng.
  • Điền đầy đủ các thông tin bổ sung theo yêu cầu.

5. Tạo cửa hàng thương mại điện tử

Sau khi đã có tài khoản, bạn cần quay lại đăng nhập Shopify. Sau đó thiết lập tên miền và tạo cửa hàng

5.1. Thiết lập tên miền

Tên miền đóng vai trò như địa chỉ truy cập chính thức cho cửa hàng trực tuyến của bạn. Nó bao gồm hai phần:

  • Tên miền phụ (Second-level domain): Là phần tên duy nhất cho website của bạn. Ví dụ: “google” trong “google.com”.
  • Tên miền cấp cao (Top-level domain – TLD): Là phần đuôi chung cho nhiều website, ví dụ: “.com” trong “google.com”.

Hãy cân nhắc kỹ lưỡng, lựa chọn một tên miền phù hợp với thị trường ngách và thể hiện rõ ràng danh mục sản phẩm của bạn. Dưới đây là một số mẹo hữu ích để chọn tên miền hiệu quả:

  • Kiểm tra tính khả dụng: Đảm bảo tên miền bạn chọn chưa được sử dụng bởi website khác. Bạn có thể kiểm tra bằng cách thử tìm kiếm tên miền định chọn xem đã có hay chưa.
  • Giữ cho ngắn gọn: Tên miền ngắn gọn dễ nhớ, dễ phát âm và hạn chế lỗi chính tả.
  • Phù hợp với SEO: Chọn tên miền liên quan đến các từ khóa tìm kiếm phổ biến mà khách hàng tiềm năng của bạn sử dụng. Ví dụ: “besthockeysticks.com” nếu bạn bán gậy hockey.
  • Tạo sự khác biệt: Nếu tên miền phổ biến không khả dụng, hãy thử biến tấu hoặc sử dụng tên miền phản ánh thương hiệu của bạn.
  • Sử dụng TLD độc đáo: Nếu tên miền phụ bạn chọn đã có với TLD .com, hãy thử các TLD khác như .shop hay .store.

Lưu ý:

Nội dung liên quan:   [:vi]Mùa sale Quý IV - Tổng hợp ngày lễ E-commerce 2023[:]

Việc lựa chọn tên miền ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng. Hãy dành thời gian nghiên cứu và chọn lựa kỹ lưỡng để có một tên miền phù hợp nhất. Sau khi chọn được tên miền, bạn có thể đăng ký trực tiếp trên Shopify hoặc thông qua các nhà cung cấp dịch vụ tên miền uy tín như Namecheap, GoDaddy…

5.2. Thiết kế cửa hàng và tải sản phẩm

Bên cạnh hai bước quan trọng trên, bạn cần tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo để hoàn thiện cửa hàng dropshipping của mình:

  • Cài đặt giao diện: Lựa chọn giao diện phù hợp với phong cách và sản phẩm của bạn
  • Thêm sản phẩm: Nhập sản phẩm từ nhà cung cấp dropshipping vào cửa hàng
  • Cấu hình các phương thức thanh toán và vận chuyển cho khách hàng.
  • Thiết lập các cài đặt liên quan đến thuế, tỷ giá hối đoái…
  • Tạo các trang nội dung cần thiết như trang chủ, giới thiệu, liên hệ…

5.3. Định giá sản phẩm

Việc thiết lập mức giá sản phẩm hợp lý đòi hỏi sự cân bằng khéo léo. Bạn cần đảm bảo giá bán đủ sức cạnh tranh để thu hút khách hàng và khuyến khích họ khám phá cửa hàng, nhưng đồng thời vẫn duy trì được lợi nhuận mong muốn.

Điều quan trọng là tránh tham gia vào cuộc chiến giá cả với các cửa hàng dropshipping khác, vì điều này có thể bào mòn lợi nhuận của bạn cho đến khi việc kinh doanh không còn khả thi. Hãy nhớ rằng, không nhất thiết lúc nào bạn cũng cần có mức giá thấp nhất. Khi giá cả giữa các đối thủ cạnh tranh tương đồng, khách hàng cũng sẽ coi trọng các yếu tố khác như đạo đức thương hiệu, dịch vụ chăm sóc khách hàng và trải nghiệm mua sắm.

Giả sử bạn bán áo thun dropshipping. Đối thủ cạnh tranh A bán với giá 100.000 VNĐ nhưng dịch vụ khách hàng kém, giao hàng chậm. Bạn bán với giá 120.000 VNĐ nhưng cung cấp dịch vụ khách hàng tốt, giao hàng nhanh chóng và có chính sách đổi trả linh hoạt. Nhiều khách hàng sẽ sẵn sàng chi trả thêm 20.000 VNĐ để nhận được trải nghiệm mua sắm tốt hơn.

Đừng quên tính đến các chi phí bổ sung như vận chuyển khi tính toán lợi nhuận. Tổng chi phí sản phẩm của bạn bao gồm giá mua từ nhà cung cấp dropshipping, phí vận chuyển trong nước và quốc tế (nếu có), cùng các chi phí khác liên quan đến việc đưa sản phẩm đến tay khách hàng. Chỉ sau khi tính toán tất cả các chi phí này, bạn mới có thể xác định mức giá bán lẻ mang lại lợi nhuận mong muốn.

Ví dụ giá mua từ nhà cung cấp dropshipping là 50.000 VNĐ, phí vận chuyển trong nước là 20.000 VNĐ, phí giao dịch là 3.000 VNĐ, chi phí đóng gói và vận chuyển là 5.000 VNĐ, dẫn đến tổng chi phí là 78.000 VNĐ. Để đạt được lợi nhuận mong muốn là 20%, bạn nên bán sản phẩm với giá tối thiểu là 100.000 VNĐ [với công thức tính giá bán: Giá bán = Tổng chi phí / (1 – Lợi nhuận mong muốn) = 78.000 VNĐ / (1 – 0.2) = 97.500 VNĐ].

6. Tiếp thị sản phẩm

Phát triển một chiến lược marketing cho cửa hàng dropshipping của bạn có lẽ là bước quan trọng nhất để tạo ra doanh số. Bạn có thể sẽ phải cạnh tranh với các cửa hàng khác bán cùng sản phẩm, vì vậy việc tiếp cận khách hàng tiềm năng trước tiên – hoặc cung cấp trải nghiệm khách hàng hài lòng nhất – là bước vô cùng quan trọng.

6.1. Tạo sự khác biệt

Trong marketing dropshipping, yếu tố cơ bản nhất chính là sự khác biệt. Bằng cách xây dựng thương hiệu và lựa chọn kỹ lưỡng danh mục sản phẩm, bạn có thể tạo ấn tượng về một cửa hàng trực tuyến độc đáo và phù hợp với khách hàng ghé thăm.

Thương hiệu mạnh là thương hiệu luôn nhất quán về mặt hình ảnh và khái niệm. Màu sắc sử dụng trong giao diện trang web, logo, hình ảnh và cả giọng điệu trong các bài viết quảng cáo của bạn đều phải truyền tải một thông điệp thống nhất. Thông điệp đó nên phù hợp với nội dung của các tài liệu marketing, các giá trị được gợi ý bởi các sản phẩm bạn chọn bán và câu chuyện bạn kể về doanh nghiệp của mình.

Thêm vào đó, giá cả cũng là công cụ khác biệt hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bạn chọn giảm lợi nhuận để cạnh tranh hơn, hãy đảm bảo bạn vẫn có thể tạo ra lợi nhuận từ quá trình kinh doanh sau khi tất cả các chi phí đã được khấu trừ.

Ví dụ bạn bán quần áo vintage online. Để xây dựng thương hiệu, bạn có thể sử dụng tông màu nâu, be và kem trên trang web của mình. Hình ảnh sản phẩm nên mang phong cách hoài cổ và chú trọng vào từng chi tiết. Ngôn ngữ sử dụng trong nội dung quảng cáo nên thân thiện, gợi nhớ đến các phong cách thời trang xưa cũ.

6.2. Tận dụng mạng xã hội

Marketing trên mạng xã hội là một công cụ cực kỳ hữu ích đối với các doanh nghiệp nhỏ. Các chiến dịch quảng cáo trả phí trên mạng xã hội có thể điều chỉnh ngân sách linh hoạt, vì vậy seller có thể giữ mức chi phí trong ngân sách đã định. Các đối tượng được phân đoạn theo các biến số như sở thích, hành vi trực tuyến và các tài khoản mà họ theo dõi, từ đó có thể dễ dàng nhắm mục tiêu đến người dùng có khả năng quan tâm đến sản phẩm của bạn.

Ngay cả khi không có ngân sách quảng cáo, bạn vẫn có thể làm rất nhiều việc miễn phí trên mạng xã hội. Để bán hàng trên Instagram và Facebook, seller có thể mở một “Cửa hàng” và đồng bộ hóa kho hàng với tính năng “Shop”, giúp người theo dõi dễ dàng mua hàng trực tiếp trên ứng dụng mà không cần rời out ra. Ngoài ra, seller có thể tiếp thị sản phẩm trên TikTok bằng cách bắt kịp các xu hướng thịnh hành, sáng tạo nội dung theo phong cách riêng và livestream giới thiệu sản phẩm là những cách hiệu quả để thu hút người xem.

6.3. Tối ưu SEO

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization – SEO) là quy trình sử dụng dữ liệu để tối ưu hóa nội dung trang web của bạn, giúp chúng trở nên liên quan hơn đến các câu hỏi và tìm kiếm thông thường. Mục tiêu chính của SEO là gia tăng thứ hạng website của bạn trong danh sách kết quả tìm kiếm.

Mỗi giây, Google xử lý hơn 100.000 lượt tìm kiếm, vì vậy việc cải thiện khả năng hiển thị trang web có ý nghĩa quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nhỏ nào. Hơn nữa, với rất nhiều công cụ SEO miễn phí có sẵn, bạn có thể nghiên cứu các từ khóa phù hợp và lựa chọn các tìm kiếm liên quan để trả lời bằng nội dung của mình, chi phí cho chiến lược marketing SEO có thể được duy trì ở mức tương đối thấp.

Giả sử bạn bán đồ trang sức handmade online, bạn có thể sử dụng các công cụ SEO miễn phí như Google Keyword Planner để tìm kiếm các từ khóa có liên quan như: “vòng cổ handmade”, “hoa tai handmade”, “trang sức handmade độc đáo”…

Sử dụng các từ khóa đã nghiên cứu trong tiêu đề trang, mô tả meta, nội dung trang web và tên sản phẩm. Sau đó, viết bài blog chia sẻ mẹo phối đồ với trang sức handmade và tạo video hướng dẫn cách làm đồ trang sức handmade.

Shop có thể liên hệ với các blogger thời trang để đề nghị họ viết bài review về sản phẩm của bạn hay tham gia vào các nhóm Facebook liên quan đến đồ handmade, chia sẻ bài viết và video của bạn trên mạng xã hội để nâng cao khả năng xuất hiện của cửa hàng.

Sử dụng Google Search Console để theo dõi thứ hạng website của bạn trong kết quả tìm kiếm và phân tích lưu lượng truy cập website để xem chiến lược SEO của bạn có hiệu quả hay không và điều chỉnh cho phù hợp

6.4. Chạy email marketing

Khi một người đăng ký nhận bản tin email của bạn có nghĩa là họ có hứng thú với sản phẩm của shop. Đừng để những khách hàng tiềm năng này trôi dạt mất – hãy nuôi dưỡng họ bằng chiến dịch email marketing thương mại điện tử.

Email marketing mở ra một luồng giao tiếp liên tục với khách hàng. Nội dung email chất lượng là cách tuyệt vời để chia sẻ thông tin hữu ích về sản phẩm của bạn và giúp xây dựng lòng trung thành với thương hiệu.

Các chiến dịch email cung cấp nhiều chỉ số hữu ích, chẳng hạn như tỷ lệ mở email và liệu người đọc có nhấp vào nút kêu gọi hành động (CTA) hay không. Hãy sử dụng thông tin này để cải thiện dòng tiêu đề và nội dung email của bạn, giúp thu hút sự quan tâm và thúc đẩy khách hàng hành động.

Bằng việc xây dựng chiến dịch email marketing hiệu quả, bạn có thể giữ chân khách hàng và nhắc nhở họ về thương hiệu, cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm mới và chương trình khuyến mãi, tạo ra doanh số bán hàng và gia tăng lợi nhuận.

7. Thiết lập thanh toán

Bước 1: Truy cập trang quản trị Shopify và vào mục Cài đặt > Thanh toán.

Bước 2: Tại phần Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán, bạn có hai lựa chọn:

Lựa chọn 1: Kích hoạt Shopify Payments

Nội dung liên quan:   [:vi]Dropping là gì? Ưu, nhược điểm của mô hình Dropshipping[:]

Nhấp vào Hoàn tất thiết lập tài khoản. Đảm bảo bạn đáp ứng các yêu cầu về điều kiện hợp lệ và tài khoản ngân hàng. Yêu cầu cụ thể phụ thuộc vào quốc gia đặt cửa hàng của bạn. Tham khảo danh sách yêu cầu cho từng quốc gia được hỗ trợ tại Help Shopify.

Lựa chọn 2: Sử dụng nhà cung cấp dịch vụ thanh toán khác

  • Chọn nhà cung cấp mong muốn từ danh sách.
  • Nhấp vào Thêm.
  • Làm theo hướng dẫn để thiết lập tài khoản với nhà cung cấp dịch vụ thanh toán đã chọn.

Lưu ý:

  • Shopify Payments là phương thức thanh toán được Shopify phát triển và hỗ trợ.
  • Sử dụng Shopify Payments mang lại nhiều lợi ích, bao gồm:
  • Thiết lập nhanh chóng và dễ dàng
  • Phí giao dịch cạnh tranh
  • Hỗ trợ trực tiếp từ Shopify.

Một số lưu ý khi làm Dropshipping Shopify

Ngoài những thông tin cần biết về thiết lập Shopify, seller cần lưu ý thêm những nội dung sau để quá trình kinh doanh thuận lợi hơn:

1. Xử lý đơn hàng

Trong quá trình tìm hiểu kinh doanh dropshipping Shopify, bạn có thể sẽ gặp phải những sai sót từ phía nhà cung cấp. Khi các vấn đề lặp đi lặp lại về sản phẩm và giao hàng có thể là dấu hiệu cần tìm đối tác bán buôn mới, nhưng trước đó bạn vẫn nên giải quyết những lỗi của nhà cung cấp thay cho khách hàng.

Khi sự cố xảy ra, cần chủ động giải quyết vấn đề, nhận nhiệm và xin lỗi khách hàng, đồng thời giải thích cách giải quyết. Sau đó đền bù cho khách hàng, cung cấp hoàn tiền, đổi trả hoặc nâng cấp sản phẩm. Đồng thời liên lạc với nhà cung cấp để chịu trách nhiệm chi phí cho những sai sót do họ gây ra.

2. Chọn đa dạng nguồn cung

Làm việc với nhiều nhà cung cấp có thể khiến việc quản trị trở nên phức tạp hơn, nhưng sẽ giảm thiểu nguy cơ hết hàng và các vấn đề về chuỗi cung ứng.

Seller có thể thử các chiến lược như đa dạng hóa các nhà cung cấp để có nhiều lựa chọn sản phẩm hơn và dự phòng cho những sự cố bất ngờ. Đồng thời chọn các sản phẩm thông dụng, những mặt hàng được nhiều nhà cung cấp cung cấp. Nếu cần thiết, bạn có thể bán các sản phẩm tương tự dưới cùng một mô tả. Tuy nhiên, hãy đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong thông tin sản phẩm để tránh nhầm lẫn cho khách hàng.

3. Có kế hoạch fulfill cụ thể

Mặc dù vai trò của dropshipper trong khâu xử lý đơn hàng không nhiều, nhưng bạn hoàn toàn có thể tối ưu hóa quy trình này để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Bạn có thể tham khảo 3 chiến lược thường được các nhà bán hàng dropshipping Shopify ứng dụng như sau:

  • Tuyến đường vận chuyển dựa trên vị trí: Lựa chọn nhà cung cấp gần nhất với vị trí của khách hàng giúp tiết kiệm thời gian giao hàng đáng kể, góp phần nâng cao trải nghiệm mua sắm, tăng sự hài lòng và giữ chân khách hàng hiệu quả.
  • Tận dụng tự động hóa để tối đa hóa tính sẵn có: Sử dụng các công cụ tự động hóa để định tuyến đơn hàng đến các nhà cung cấp có sản phẩm sẵn trong kho. Giải pháp này giúp đảm bảo đơn hàng được xử lý nhanh chóng, tránh tình trạng hết hàng, ảnh hưởng đến uy tín của cửa hàng.
  • Tận dụng doanh số cao để gia tăng lợi nhuận: Khi lượng đơn hàng tăng, bạn có thể mời các nhà cung cấp cạnh tranh giá với nhau để có được mức giá tốt nhất. Từ đó tối ưu hóa chi phí, gia tăng lợi nhuận và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

Lời kết

Nhìn chung, Dropshipping Shopify hỗ trợ các dropshipper khởi nghiệp nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Do việc sản xuất, kho bãi và vận chuyển được giao cho bên thứ ba, các doanh nhân có thêm thời gian để tập trung vào marketing sản phẩm và xây dựng thương hiệu của mình.

Một rào cản khi sử dụng các nền tảng dropshipping như Shopify là chi phí cho mỗi store được khởi tạo. Đối với dropshipper mới, việc này có vẻ hơi đắt đỏ và khó khăn. Lúc này, BurgerShop có thể là một lựa chọn thay thế tuyệt vời bởi:

  • Khởi đầu miễn phí, không giới hạn: Tạo tài khoản miễn phí, không giới hạn số lượng cửa hàng trong một tài khoản, thỏa sức sáng tạo và phát triển thương hiệu của bạn mà không cần lo lắng về chi phí ban đầu.
  • Thiết lập nhanh chóng, chuyên nghiệp: Chỉ trong vài phút, bạn có thể sở hữu một cửa hàng online chuyên nghiệp với kho giao diện đa dạng, tối ưu cho từng ngành hàng. BurgerShop cung cấp giao diện trực quan, dễ sử dụng, giúp bạn thao tác nhanh chóng và hiệu quả.
  • Bên cạnh đó BurgerShop cũng có các tính năng cần thiết như công cụ Smart Sell, các cổng thanh toán đa dạng, tiện lợi, hỗ trợ Google Merchant Center giúp bạn dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng.
  • Hỗ trợ tận tình 24/7 bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt: Đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và hỗ trợ bạn trong suốt quá trình sử dụng BurgerShop. Đồng thời, BurgerShop cam kết xử lý các vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng và hiệu quả, đảm bảo bạn luôn có trải nghiệm tốt nhất trên nền tảng.

Liên hệ với BurgerShop ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí trong thời gian sớm nhất:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.