Shopify là gì? Kinh nghiệm bán hàng trên Shopify mới nhất

Linh Dinh April 22, 2024 Không có phản hồi

Bạn đang ấp ủ dự định kinh doanh nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Đừng lắng, Shopify chính là giải pháp hoàn hảo dành cho bạn! Nền tảng thương mại điện tử thân thiện với người dùng này giúp bạn dễ dàng tạo lập và quản lý cửa hàng trực tuyến, tiếp cận khách hàng tiềm năng và gia tăng doanh số. Vậy Shopify là gì và làm thế nào để bán hàng trên Shopify hiệu quả? Hãy cùng BurgerPrints đi tìm câu trả lời trong nội dung dưới đây!

Table of Contents

Shopify là gì?

Shopify là nền tảng thương mại điện tử dạng SaaS (Software as a Service) nổi tiếng toàn cầu, cung cấp cho bạn mọi công cụ cần thiết để xây dựng và vận hành một cửa hàng online thành công như giỏ hàng, thanh toán, xử lý đơn hàng, bán hàng đa kênh, marketing automation…

Điểm nổi bật của Shopify là tính dễ dàng sử dụng, ngay cả với những người mới bắt đầu. Khác với các nền tảng mã nguồn mở như Magento hay OpenCart… đòi hỏi kiến thức kỹ thuật, Shopify được thiết kế với giao diện trực quan và thao tác kéo thả đơn giản, giúp bạn nhanh chóng tạo dựng cửa hàng của riêng mình mà không cần am hiểu về lập trình hay quản trị hệ thống.

Lợi ích khi bán hàng trên Shopify

Trước khi tìm hiểu chi tiết quá trình bán hàng trên Shopify, Seller hãy cùng BurgerPrints điểm qua một số lợi ích khi hoạt động trên nền tảng thương mại điện tử phổ biến hàng đầu này.

Giao diện chuẩn SEO, thân thiện với người dùng

Shop bán hàng trên Shopify của bạn sẽ được tối ưu hóa hoàn toàn cho công cụ tìm kiếm, giúp thu hút lượng truy cập tự nhiên và nâng cao vị trí hiển thị trên kết quả tìm kiếm. Thêm vào đó, thiết kế giao diện shop đáp ứng mọi thiết bị, từ máy tính bàn đến điện thoại thông minh, mang đến trải nghiệm mua sắm liền mạch cho khách hàng mọi lúc mọi nơi. Đồng thời, hệ thống còn tự động tạo sitemap.xml, robots.txt, tối ưu hóa nội dung website hiệu quả.

Kho Theme phong phú và thu hút

Shopify cung cấp hàng trăm theme đa dạng, từ miễn phí đến trả phí, mang đến cho Seller những cửa hàng có giao diện đẹp mắt, chuyên nghiệp, thu hút khách hàng và tạo ấn tượng ban đầu tốt. Thậm chí, bạn có thể tùy chỉnh, thay đổi màu sắc, bố cục, phông chữ cho phù hợp thương hiệu của mình. Ngoài ra, Shopify còn hỗ trợ đăng tải sản phẩm, xử lý đơn hàng, thanh toán và xây dựng các chương trình khuyến mãi hiệu quả.

Khả năng bán hàng đa kênh

Seller mở shop bán hàng trên Shopify có thể bán hàng trên nhiều kênh khác như Facebook, Instagram, Amazon hay Ebay chỉ với một giao diện đồng nhất. Lợi thế này giúp bạn tiết kiệm được thời gian, nhân lực, chi phí quản lý, mở rộng thị trường, tiếp cận khách hàng tiềm năng và tăng doanh số bán hàng hiệu quả. 

Đội ngũ hỗ trợ trực tuyến 24/7

Đội ngũ support của Shopify giúp bạn giải đáp thắc mắc về quy trình đăng sản phẩm, thiết lập website… nhanh chóng, hiệu quả qua nhiều kênh như điện thoại, email, live chat. 

Hỗ trợ quảng cáo hiệu quả

Bán hàng trên Shopify hỗ trợ Seller tích hợp và triển khai quảng cáo trên các nền tảng khác như Google, Facebook, giúp bạn thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn, tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu. Từ đó, shop tăng tỷ lệ chuyển đổi, nâng cao hiệu quả marketing và gia tăng doanh số bán hàng.

Với những lợi ích vượt trội trên, Shopify là giải pháp hoàn hảo giúp doanh nghiệp bạn chinh phục thị trường trực tuyến và gặt hái thành công. Hãy bắt đầu hành trình bán hàng trên Shopify ngay hôm nay!

Hướng dẫn chi tiết cách bán hàng trên Shopify

Để không bị “lúng túng” khi gia nhập nền tảng kinh doanh mới, Seller hãy chuẩn bị kỹ một số tài liệu và tham khảo các bước bán hàng trên Shopify như sau:

1. Chuẩn bị gì khi bán hàng trên Shopify

Khi có ý định bán hàng trên Shopify, bạn cần chuẩn bị sẵn sàng 5 yếu tố bao gồm:

1.1 Xác định ý tưởng kinh doanh

Các Seller bán hàng trên Shopify thành công đều là những người có ít nhất một ý tưởng sáng tạo. Bạn có dự định bán sản phẩm tự sản xuất hoặc nhập hàng, hay thử sức với dropshipping? Bạn muốn cung cấp các các sản phẩm in ấn theo yêu cầu với thiết kế ấn tượng hay những mẫu đồ handmade “độc nhất vô nhị”? Shopify đáp ứng mọi nhu cầu kinh doanh của bạn, hãy thỏa sức sáng tạo và lựa chọn ý tưởng phù hợp nhất!

1.2 Tạo tên cửa hàng, logo và tên miền

Giao diện cửa hàng trực tuyến trên Shopify sẽ hiển thị tên hoặc logo cửa hàng của bạn ở phần tiêu đề. Bạn cũng có thể kết nối một tên miền riêng để tăng độ nhận diện thương hiệu. Tên cửa hàng nên mang tính mô tả hoặc gợi nhớ sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp, ví dụ như “handmade shop”. Hãy kiểm tra kỹ tính sẵn có của tên miền trước khi quyết định. Nên ưu tiên đuôi “.com” cho tên miền, ví dụ handmadeshop.com hay shophande.com. Ngoài ra, bạn có thể chọn “.net”, “.store” hoặc “.us” nếu đuôi “.com” đã được sử dụng. Hãy tham khảo các nhà đăng ký tên miền uy tín để đảm bảo quyền sở hữu và tính hợp pháp nhé.

Đối với logo, logo kiểu chữ là lựa chọn phổ biến cho nhiều thương hiệu lớn. Bán hàng trên Shopify cung cấp nhiều font chữ đa dạng để bạn sáng tạo logo phù hợp. Nếu bạn muốn có một logo độc đáo, hãy sử dụng công cụ thiết kế miễn phí của Canva hoặc thuê các freelancer với chi phí hợp lý.

1.3 Thu thập ảnh và video

Hình ảnh và video chất lượng là yếu tố quan trọng thu hút khách hàng và tạo ấn tượng tốt về sản phẩm, dịch vụ của bạn. Hãy chuẩn bị đầy đủ ảnh sản phẩm, ảnh mô tả dịch vụ và video giới thiệu nếu có. Nhiều giao diện Shopify hỗ trợ video trên trang sản phẩm, góp phần tăng tính sinh động và thu hút cho nội dung blog của bạn.

Ngoài ra, hình ảnh và video thương hiệu chung cũng rất quan trọng, giúp hoàn thiện thiết kế trang chủ và bài đăng trên blog. Bạn có thể tìm kiếm ảnh và video miễn phí bản quyền trên Pexels hoặc phiên bản Pro của Canva…

1.4 Chuẩn bị các yếu tố cần thiết cho doanh nghiệp

Mở tài khoản và khám phá cách bán hàng trên Shopify là bước đầu tiên bạn nên thực hiện, ngay cả khi bạn chưa có ý tưởng kinh doanh cụ thể. Tuy nhiên, khi ý tưởng của bạn thành công và thu hút khách hàng, Shopify sẽ yêu cầu bạn hoàn thiện các thủ tục pháp lý và thuế để đảm bảo hoạt động kinh doanh hợp pháp.

Cấu trúc doanh nghiệp: Nếu bạn bán hàng dưới tư cách doanh nghiệp, hãy xác định loại hình doanh nghiệp phù hợp với mô hình kinh doanh của bạn. Ở hầu hết các quốc gia, hình thức kinh doanh độc quyền là lựa chọn nhanh chóng và tiết kiệm chi phí, giúp bạn dễ dàng xin giấy phép thuế bán hàng và mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên, các loại hình doanh nghiệp khác như công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC) và công ty S (S-Corp) hoặc C (C-Corp) có thể mang lại lợi ích về quản lý thuế và hạn chế trách nhiệm pháp lý. Bạn có thể cân nhắc lựa chọn phù hợp với nhu cầu và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

Giấy phép thuế bán hàng: Hầu hết các quốc gia đều yêu cầu giấy phép thuế bán hàng để thu thuế. Các nhà sản xuất và nhà phân phối cũng cần giấy phép này để mua hàng với giá bán buôn. Quy định thuế bán hàng có thể thay đổi tùy theo quốc gia, vì vậy hãy liên hệ với cơ quan thuế địa phương để đảm bảo bạn đang thực hiện nghĩa vụ thuế một cách chính xác.

Tài khoản ngân hàng doanh nghiệp: Ngay cả doanh nghiệp nhỏ và Seller độc lập cũng cần tách biệt thu nhập doanh nghiệp và cá nhân để báo cáo thuế. Sau khi hoàn tất thủ tục thành lập doanh nghiệp, bạn có thể mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp riêng để quản lý thu nhập kinh doanh. Có thể thêm thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ doanh nghiệp giúp bạn theo dõi chi phí kinh doanh hiệu quả.

1.5 Xác định Kế hoạch hoạt động

Lập kế hoạch hoạt động chi tiết sẽ giúp bạn quản lý và vận hành doanh nghiệp hiệu quả. Cách thức thực hiện các công việc kinh doanh hàng ngày phụ thuộc vào mô hình mà bạn lựa chọn bán hàng trên Shopify.

Ví dụ, bạn bán hàng trên Shopify theo kiểu truyền thống, bạn cần tự tìm nguồn hàng, có kho hàng để lưu trữ hàng tồn kho, làm việc với đơn vị vận chuyển và đóng gói từ A đến Z. Ngược lại, nếu bạn kinh doanh theo mô hình POD hoặc dropshipping, bạn chỉ cần làm việc với đơn vị POD hoặc dropshipping để đảm bảo sản phẩm chất lượng và giao hàng đúng hẹn.

2. Các bước bán hàng trên Shopify

Sau khi đã hoàn tất quá trình chuẩn bị, bạn có thể tiến hành bán hàng trên Shopify theo các bước sau:

Bước 1. Đăng ký tài khoản

Shopify sẽ yêu cầu một số thông tin cơ bản để thiết lập tài khoản của bạn. Truy cập vào Shopify.com, nhập email và nhấp vào “Bắt đầu dùng thử miễn phí” (Start free trial). Sau đó, điền thông tin cơ bản về doanh nghiệp (bạn có thể bỏ qua bước này nếu chưa có thông tin cụ thể), tạo ID Shopify để truy cập vào tài khoản, đồng thời khám phá giao diện trang quản trị Shopify và làm quen với các tính năng cơ bản.

Sau đó, tiến hành hoàn thiện các thiết lập ban đầu cho cửa hàng với các mục bắt buộc gồm:

  • Đặt tên cho cửa hàng: Lựa chọn tên gọi thể hiện thương hiệu và sản phẩm của bạn một cách rõ ràng, dễ nhớ.
  • Kết nối tên miền: Sử dụng tên miền riêng để tăng độ chuyên nghiệp và dễ nhận diện cho cửa hàng.
  • Thiết lập thanh toán: Chọn phương thức thanh toán phù hợp để khách hàng có thể thanh toán dễ dàng trên cửa hàng.
  • Cấu hình cài đặt vận chuyển: Quy định chi phí và thời gian giao hàng cho các đơn hàng.

Bước 2. Đăng ký domain

Tên miền là địa chỉ web mà khách hàng nhập vào trình duyệt để truy cập cửa hàng Shopify của bạn. Ví dụ: Amazon.com, Shopify.com… Nếu bạn đã sở hữu thương hiệu riêng, hãy sử dụng tên thương hiệu của bạn làm tên miền để tăng độ nhận diện thương hiệu. Để thêm tên miền cho shop bán hàng trên Shopify, bạn cần đăng nhập vào bảng điều khiển Shopify và nhấp vào “Thêm tên miền” (Add domain) trong phần “Cài đặt”, sau đó chọn phương thức phù hợp:

  • Giữ nguyên tên miền mặc định: Shopify sẽ cấp cho bạn một tên miền miễn phí theo dạng “acb-store.myshopify.com”. Tuy nhiên, sử dụng tên miền phụ “.myshopify” có thể ảnh hưởng đến tính chuyên nghiệp của thương hiệu bởi tên miền này thể hiện rõ ràng bạn đang sử dụng nền tảng Shopify. Điều này có thể khiến khách hàng cảm thấy thiếu tin tưởng khi thấy shop của bạn xuất hiện ở các nền tảng khác. 
  • Kết nối tên miền hiện có: Nếu bạn đã sở hữu tên miền từ nhà cung cấp khác, bạn có thể kết nối nó với Shopify
  • Chuyển hướng tên miền hiện có: Chuyển hướng lưu lượng truy cập từ tên miền hiện tại của bạn sang Shopify
  • Mua tên miền mới: Mua tên miền mới từ Shopify, sau đó nhập tên miền bạn muốn sử dụng và làm theo hướng dẫn để hoàn tất quá trình đăng ký.

Bước 3: Hoàn tất thanh toán và thiết lập tài khoản

Bây giờ bạn cần tiến hành thiết lập phương thức nhận thanh toán cho các đơn hàng trên Shopify. Nền tảng này cung cấp cho bạn nhiều tùy chọn để chấp nhận thanh toán, bao gồm:

  • Thanh toán Shopify (Shopify Payments): Đây là phương thức thanh toán mặc định của Shopify, cho phép bạn nhận thanh toán trực tiếp qua Shopify mà không cần trung gian.
  • Thanh toán nhanh qua Paypal (Paypal Express Payments): Cho phép khách hàng thanh toán bằng tài khoản Paypal của họ một cách nhanh chóng và tiện lợi.
  • Thanh toán qua Amazon Pay: Cho phép khách hàng thanh toán bằng tài khoản Amazon của họ.
  • Nhà cung cấp bên thứ ba: Shopify hỗ trợ tích hợp với nhiều nhà cung cấp thanh toán khác như Stripe, Square..

Bạn có thể cung cấp nhiều phương thức thanh toán để tạo sự thuận tiện cho khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Để sử dụng Shopify Payments, bạn cần kích hoạt dịch vụ này. Hãy thực hiện theo các bước sau:

  • Trên trang chủ Shopify, đi tới Cài đặt, chọn Thanh toán.
  • Nhấp vào Kích hoạt Shopify Payments (Activate Shopify Payments)
  • Nhập đầy đủ thông tin doanh nghiệp của bạn, bao gồm tên doanh nghiệp, địa chỉ doanh nghiệp, mã số thuế của người sử dụng lao động (EIN – nếu có), loại hình doanh nghiệp, thông tin ngân hàng, thông tin người đại diện (tùy chọn)
  • Đọc kỹ các điều khoản dịch vụ và nhấp vào Activate Shopify Payments.

Ngoài Shopify Payments, bạn cũng có thể thiết lập các tùy chọn thanh toán khác khi bán hàng trên Shopify như Paypal Express Payments hoặc Amazon Pay. Để thực hiện việc này, hãy truy cập Cài đặt, chọn Thanh toán và nhấp vào nút Thêm phương thức thanh toán. Sau đó, chọn nhà cung cấp thanh toán bạn muốn tích hợp và làm theo hướng dẫn trên màn hình.

Sau khi hoàn tất các bước trên, cửa hàng Shopify của bạn đã sẵn sàng để chấp nhận thanh toán từ khách hàng. Hãy bắt đầu bán hàng trên Shopify và kiếm tiền ngay hôm nay!

Bước 4: Đăng ký thu thuế bán hàng

Quy trình đăng ký thuế bán hàng và tuân thủ các quy định thuế sẽ khác nhau tùy theo quốc gia hoặc khu vực mà doanh nghiệp đặt trụ sở. Tìm hiểu xem bạn có chịu trách nhiệm thu thuế bán hàng hay thuế giá trị gia tăng (VAT) cho các sản phẩm hoặc dịch vụ được bán trực tuyến hay không. Nếu bạn không chắc chắn liệu mình có cần thu thuế bán hàng ở khu vực của mình hay không, hoặc nếu bạn cần trợ giúp đăng ký mã số thuế bán hàng, hãy liên hệ với các cơ quan quản lý thuế hoặc chuyên gia thuế. Họ sẽ giúp bạn hiểu rõ các quy định thuế bán hàng và đảm bảo rằng bạn tuân thủ luật pháp.

Bước 5: Cài đặt vận chuyển

Thiết lập vận chuyển là bước quan trọng trong việc tạo dựng trải nghiệm mua sắm tuyệt vời cho khách hàng của bạn. Shopify cung cấp đầy đủ công cụ để thiết lập các tùy chọn vận chuyển linh hoạt, phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng và tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.

  • Truy cập Cài đặt ở góc dưới cùng bên trái trang quản trị Shopify.
  • Chọn Vận chuyển và Giao hàng (Shipping and Delivery).
  • Tại đây, bạn có thể nhập địa chỉ người gửi hàng, lựa chọn tốc độ vận chuyển, giá cước và đơn vị vận chuyển mong muốn.

Shopify cho phép bạn dễ dàng thêm, sửa hoặc xóa các mức giá vận chuyển dựa trên kích thước và/hoặc trọng lượng sản phẩm, đảm bảo tính linh hoạt và phù hợp với từng loại sản phẩm.

Ngoài ra, Shopify cung cấp các dịch vụ vận chuyển như:

  • Vận chuyển quốc tế: Khác biệt với các nền tảng như Amazon hay Walmart Marketplace, bán hàng trên Shopify cho phép bạn dễ dàng cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế, mở rộng thị trường và tiếp cận lượng khách hàng tiềm năng khổng lồ trên toàn cầu.
  • Tích hợp dịch vụ vận chuyển bên thứ ba: Bán hàng trên Shopify hỗ trợ tích hợp với các trung tâm xử lý đơn hàng (3PL) uy tín, giúp bạn tối ưu hóa quy trình vận hành và tiết kiệm chi phí. Nếu bạn đang sử dụng dịch vụ 3PL, bạn có thể dễ dàng kết nối công ty đó với cửa hàng Shopify của mình.
  • Tận dụng các dịch vụ fulfillment: Nếu bạn đã có sẵn doanh nghiệp trên Amazon và hàng tồn kho được lưu trữ tại trung tâm xử lý FBA của Amazon hay các đơn vị fulfillment chuyên nghiệp, bạn có thể tận dụng để thực hiện các đơn hàng trên Shopify.

Bước 6: Bắt đầu thiết kế cửa hàng của bạn

Để tạo dựng thương hiệu, thu hút khách hàng, việc thiết kế và xây dựng shop bán hàng trên Shopify trực tuyến là vô cùng quan trọng. Shopify cung cấp cho bạn đầy đủ công cụ để biến ý tưởng thành hiện thực, giúp bạn sở hữu một cửa hàng ấn tượng và sinh động.

6.1 Tùy chỉnh giao diện

Để tùy chỉnh giao diện, bạn chỉ cần truy cập trang chủ và nhấn vào Customize theme, cửa hàng của bạn sẽ hiển thị giao diện mặc định “Dawn”. Lúc này, bạn có thể giữ nguyên hoặc tìm kiếm giao diện mới phù hợp với thương hiệu, sản phẩm của shop. 

Shopify cung cấp thư viện giao diện miễn phí đa dạng và tùy chọn mua giao diện cao cấp với nhiều tính năng nâng cao. Hãy dành thời gian khám phá để tìm giao diện ưng ý nhất cho các sản phẩm mà bạn định bán hàng trên Shopify nhé. 

Hãy nhớ rằng, giao diện cao cấp tuy sở hữu nhiều tính năng ấn tượng nhưng không phải là lựa chọn duy nhất. Rất nhiều giao diện miễn phí cũng có thể đáp ứng nhu cầu của bạn một cách hoàn hảo. Bạn cũng có thể thu hẹp phạm vi tìm kiếm bằng cách duyệt qua các giao diện được thiết kế riêng cho lĩnh vực hoặc ngành nghề kinh doanh của bạn.

Sau khi tìm thấy “chân ái”, hãy nhấp vào “Tùy chỉnh” (Customize) để bắt đầu tô điểm cho cửa hàng của bạn. Việc làm quen với trình chỉnh sửa có thể mất một chút thời gian, nhưng hãy kiên nhẫn khám phá các tính năng và thỏa sức sáng tạo để tạo nên diện mạo độc đáo cho shop nhé!

6.2 Tạo hình ảnh bắt mắt

Hình ảnh và infographic chất lượng cao đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng. Hãy đảm bảo hình ảnh trên cửa hàng Shopify của bạn đủ bắt mắt và thu hút sự chú ý, có thể sử dụng hình ảnh banner độ phân giải cao cùng ảnh sản phẩm sắc nét, chân thực.

Nếu bạn không chuyên về thiết kế đồ họa, đừng lo lắng! Có rất nhiều freelancer và nhà thiết kế tài năng sẵn sàng hỗ trợ bạn tạo nên những hình ảnh ấn tượng cho cửa hàng của mình. Hoặc bạn có thể sử dụng các app chỉnh ảnh đơn giản, miễn phí như Canva…

Hãy xem trước giao diện cửa hàng trên cả máy tính để bàn và thiết bị di động để đảm bảo cửa hàng của bạn hiển thị tốt trên mọi thiết bị. Ngoài các trang mặc định, bạn có thể thêm các trang tùy chỉnh như “Giới thiệu” (About Us) hoặc “Liên hệ” (Contact Us) để cung cấp thêm thông tin về thương hiệu và tạo kênh kết nối với khách hàng.

Ngoài ra, trung tâm trợ giúp Shopify cung cấp đầy đủ hướng dẫn chi tiết về mọi tính năng và quy trình trên nền tảng. Nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn nào trong quá trình thiết kế và xây dựng cửa hàng, hãy tham khảo Trung tâm trợ giúp để được hỗ trợ.

Bước 7: Thêm sản phẩm vào cửa hàng Shopify

Quay trở lại trang chủ và tìm tab “Sản phẩm” (Products) ở phía bên trái màn hình của bạn, nhấp vào “Thêm sản phẩm” (Add product). Bạn sẽ được chuyển đến trang tạo sản phẩm, nơi bạn có thể nhập thủ công thông tin cho từng sản phẩm bán hàng trên Shopify. Điền đầy đủ các thông tin sau: tên sản phẩm, mô tả, hình ảnh, số lượng, giá cả và các biến thể về màu sắc và kích thước (nếu có). Sau khi nhập tất cả thông tin, nhấp vào “Lưu” (Save) ở góc trên cùng bên phải.

Tối ưu hóa danh sách sản phẩm là một yếu tố quan trọng khác khi bán hàng trên Shopify. Bạn cần đảm bảo có đủ các từ khóa liên quan, mô tả hấp dẫn và hình ảnh chất lượng cao để tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Bước 8: Thực hiện đơn hàng

Nếu khi bán hàng trên Shopify mà bạn không sử dụng dịch vụ xử lý đơn hàng của bên thứ ba (3PL) hoặc dịch vụ fulfillment để vận chuyển hàng, thì bạn sẽ cần tự mình xử lý đơn hàng cho khách hàng. Khi một đơn hàng được đặt trên trang web của bạn, nó sẽ chuyển đến phần “Đơn hàng” (Orders) và được đánh dấu là “Chưa xử lý” (Unfulfilled).

Hãy nhấp vào từng đơn hàng để xem chi tiết thông tin bao gồm sản phẩm đã mua, số lượng, địa chỉ giao hàng của khách hàng và phương thức vận chuyển họ đã lựa chọn. Shopify cho phép bạn mua và in nhãn vận chuyển ngay trong giao diện quản trị. Bạn có thể lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển phù hợp và thanh toán chi phí vận chuyển.

Sau khi mua nhãn vận chuyển, hãy cập nhật trạng thái đơn hàng thành “Đã xử lý” (Fulfilled), đóng gói sản phẩm cẩn thận và dán nhãn vận chuyển chính xác. Shopify sẽ tự động gửi thông tin đơn hàng và chi tiết theo dõi đến khách hàng, giúp họ theo dõi hành trình vận chuyển của sản phẩm.

Bước 9: Sử dụng ứng dụng Shopify để phát triển doanh nghiệp

Bên cạnh những tính năng cốt lõi mạnh mẽ, Shopify còn mang đến cho bạn một kho ứng dụng khổng lồ với vô số công cụ hữu ích, giúp bạn nâng tầm hiệu quả kinh doanh trên nền tảng này.

Cửa hàng ứng dụng Shopify cung cấp giải pháp cho mọi nhu cầu kinh doanh, từ tiếp thị qua email, gợi ý upsell thu hút khách hàng, quản lý quảng cáo Facebook hiệu quả, dropshipping tiện lợi, tích hợp in theo yêu cầu đa dạng, cho đến công cụ tối ưu hóa SEO chuyên sâu và nhiều hơn thế nữa.

Hãy dành thời gian khám phá kho ứng dụng phong phú của Shopify để tìm kiếm những công cụ phù hợp nhất với mô hình kinh doanh và mục tiêu phát triển của bạn. Việc tích hợp các ứng dụng phù hợp sẽ giúp bạn tự động hóa quy trình, tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, tiết kiệm thời gian và nguồn lực, đồng thời thúc đẩy doanh số bán hàng và gia tăng lợi nhuận.

Một số ví dụ về các ứng dụng phổ biến trên Shopify:

  • Tiếp thị qua email: MailChimp, Klaviyo, Privy
  • Upsell và cross-sell: ReCharge, Beeketing, Candybar
  • Quản lý quảng cáo Facebook: Facebook Pixel, Beeketing Facebook Ads, Shogun
  • Dropshipping: Oberlo, Spocket, AliDropship
  • In theo yêu cầu: Printful, Printify, TeeSpring
  • Tối ưu hóa SEO: SEO Manager, Plug in SEO, Rich Snippets

Bước 10: Quảng cáo cửa hàng trực tuyến của bạn

Việc xây dựng và thiết kế một cửa hàng trực tuyến đẹp mắt và chuyên nghiệp là bước đầu tiên quan trọng để bắt đầu kinh doanh online. Tuy nhiên, chỉ có cửa hàng đẹp thôi thì chưa đủ, bạn cần thu hút được lượng truy cập và khách hàng tiềm năng để có thể gia tăng doanh số.

Như đã đề cập trước đó, Shopify cung cấp kho ứng dụng khổng lồ với đa dạng công cụ hỗ trợ marketing và bán hàng hiệu quả. Bạn có thể sử dụng các ứng dụng email marketing để tiếp cận khách hàng tiềm năng, ứng dụng gợi ý upsell và cross-sell để tăng giá trị đơn hàng, ứng dụng quản lý quảng cáo Facebook để tiếp cận khách hàng mục tiêu, hay các ứng dụng SEO để tối ưu hóa hiệu quả tìm kiếm cho cửa hàng.

Bên cạnh đó, Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) là yếu tố then chốt để thu hút khách hàng truy cập miễn phí vào cửa hàng của bạn thông qua các kết quả tìm kiếm trên Google. Hãy nghiên cứu từ khóa liên quan đến sản phẩm và ngành hàng kinh doanh, tối ưu hóa nội dung trang web, xây dựng backlink chất lượng và sử dụng các công cụ SEO chuyên dụng để nâng cao thứ hạng tìm kiếm cho cửa hàng.

Tạo dựng nội dung chất lượng cao và hữu ích liên quan đến sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh của bạn cũng là cách hiệu quả để thu hút khách hàng tiềm năng và xây dựng thương hiệu uy tín. Bạn có thể viết blog, chia sẻ bài viết trên mạng xã hội, tạo video hướng dẫn sử dụng sản phẩm, hoặc tham gia các diễn đàn và cộng đồng trực tuyến để chia sẻ kiến thức và thu hút sự chú ý.

Chạy quảng cáo trả phí trên các nền tảng như Google Ads, Facebook Ads, Instagram Ads, v.v. là cách nhanh chóng và hiệu quả để tiếp cận lượng lớn khách hàng tiềm năng và thu hút họ đến cửa hàng của bạn. Hãy xác định rõ đối tượng mục tiêu, ngân sách quảng cáo và lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp để tối ưu hóa hiệu quả chiến dịch.

Khuyến mãi, giảm giá, quà tặng là những chiến lược thu hút khách hàng hiệu quả, đặc biệt trong những dịp lễ Tết, Black Friday, Cyber Monday, v.v. Hãy sáng tạo các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng mới và gia tăng doanh số bán hàng.

Bước 11: Theo dõi phân tích hiệu quả hoạt động

Để đảm bảo thành công cho shop bán hàng trên Shopify của bạn, việc theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động của cửa hàng là vô cùng quan trọng. Nhờ có các số liệu định lượng chi tiết, bạn có thể áp dụng phương pháp thử nghiệm A/B để liên tục cải thiện doanh số bán hàng và gia tăng lợi nhuận trong tương lai.

Bảng điều khiển tổng quan của Shopify cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện về hiệu suất hoạt động của cửa hàng, bao gồm dữ liệu về doanh số, lượng truy cập và đơn hàng theo từng khoảng thời gian và kênh bán hàng cụ thể. Nhờ vậy, bạn có thể dễ dàng so sánh hiệu quả giữa các kênh, theo dõi giá trị đơn hàng trung bình và xác định khu vực địa lý mang lại doanh thu cao nhất.

Để điều chỉnh phạm vi thời gian hiển thị dữ liệu trên bảng điều khiển, bạn chỉ cần truy cập Analytics (Phân tích) và Dashboards (Bảng điều khiển) từ trang quản trị Shopify. Để xem dữ liệu trong khoảng thời gian khác, nhấp vào menu Ngày và chọn phạm vi thời gian mong muốn, hoặc bạn có thể lựa chọn một trong các khoảng thời gian được cài đặt sẵn.

Nếu muốn so sánh dữ liệu theo từng khoảng thời gian, Seller chọn so sánh với ngày trước đó hoặc nhập ngày bạn muốn so sánh dữ liệu. Sau khi chọn các thông số, nhấp vào Apply (Áp dụng) để cập nhật dữ liệu hiển thị.

Một số mô hình Shopify tiềm năng nhất hiện nay

Sau khi đã chuẩn bị sẵn sàng các bước bán hàng trên Shopify, bạn có thể tham khảo thêm một số mô hình tiềm năng tùy vào sản phẩm và định hướng kinh doanh của cửa hàng trực tuyến.

1. Dropshipping

Dropshipping, hay còn gọi là bán hàng “bỏ qua khâu vận chuyển”, đang dần trở thành xu hướng kinh doanh được ưa chuộng bởi các doanh nghiệp bán hàng trực tuyến. Mô hình này mang đến nhiều ưu điểm vượt trội, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực và gia tăng lợi nhuận hiệu quả.

Điểm đặc biệt của bán hàng trên Shopify theo mô hình Dropshipping:

  • Không cần tốn kho bãi: Thay vì lưu trữ sản phẩm, Seller chỉ cần hợp tác với nhà cung cấp để họ trực tiếp đóng gói và vận chuyển sản phẩm đến tay khách hàng.
  • Giảm thiểu chi phí vận hành: Tiết kiệm được chi phí thuê kho bãi, quản lý hàng tồn kho, nhân công bốc xếp, đóng gói…
  • Dễ dàng mở rộng quy mô: Seller có thể linh hoạt bổ sung sản phẩm mới mà không cần lo lắng về vấn đề vốn lưu động.
  • Tiện lợi cho việc quản lý: Có thể dễ dàng theo dõi đơn hàng và quản lý hoạt động kinh doanh thông qua hệ thống của nhà cung cấp.

2. POD

Print On Demand (POD), hay còn gọi là in ấn theo yêu cầu, đang tạo nên làn sóng mới trong ngành thời trang bởi sự tiện lợi, linh hoạt và khả năng đáp ứng nhu cầu cá nhân hóa cao của khách hàng. Mô hình kinh doanh này đặc biệt phù hợp với các shop thời trang khi kết hợp cùng nền tảng thương mại điện tử Shopify.

Lợi thế khi triển khai bán hàng trên Shopify theo mô hình Print On Demand:

  • Quy trình đơn giản, nhanh chóng: Doanh nghiệp chỉ cần thiết kế mẫu, đăng tải sản phẩm lên Shopify và kết nối với nhà cung cấp POD. Khi có đơn hàng, nhà cung cấp sẽ trực tiếp sản xuất và in ấn sản phẩm theo yêu cầu, sau đó giao hàng đến tay khách hàng.
  • Tối ưu chi phí: Doanh nghiệp không cần tốn kho bãi, nguyên vật liệu hay chi phí sản xuất ban đầu, giúp giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa dòng vốn.
  • Khả năng sáng tạo không giới hạn: Doanh nghiệp có thể thỏa sức sáng tạo với đa dạng mẫu mã, thiết kế, đáp ứng mọi nhu cầu cá nhân hóa của khách hàng.
  • Mở rộng thị trường: Shopify giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng trên toàn cầu thông qua các kênh marketing hiệu quả.

Shopify hỗ trợ Print On Demand hiệu quả với thư viện Themes đa dạng, phong phú, bắt mắt, giúp doanh nghiệp dễ dàng thiết kế website bán hàng thời trang chuyên nghiệp. Đồng thời, Shopify hỗ trợ nhiều công cụ Marketing hiệu quả như SEO, quảng cáo, email marketing… giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng tiềm năng và tăng tỷ lệ chuyển đổi. Ngoài ra, Shopify giúp doanh nghiệp quản lý đơn hàng, theo dõi tình trạng vận chuyển và chăm sóc khách hàng một cách hiệu quả.

3. Fulfillment by Amazon/Private Label

Fulfillment by Amazon (FBA) và Private Label là hai mô hình kinh doanh độc đáo giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường và gia tăng lợi nhuận hiệu quả. Kết hợp FBA và Private Label khi bán hàng trên Shopify sẽ mang đến giải pháp tối ưu cho hoạt động kinh doanh của bạn.

3.1 Fulfillment by Amazon (FBA)

Lợi ích của mô hình FBA là giảm thiểu gánh nặng vận hành, bởi Amazon sẽ lưu trữ, đóng gói, vận chuyển và xử lý đơn hàng trả lại cho sản phẩm của bạn. Đồng thời, nền tảng Amazon có hàng triệu khách hàng sử dụng, chính vì thế bạn sẽ có cơ hội tiếp cận lượng khách hàng tiềm năng trên đó, tăng tỷ lệ chuyển đổi và thu hút thêm khách hàng nhờ logo “Prime” của Amazon.

Mô hình này hoạt động bằng cách gửi sản phẩm của bạn đến kho lưu trữ của Amazon, khi có đơn hàng, Amazon sẽ tự động đóng gói, vận chuyển và xử lý đơn hàng cho bạn.

3.2 Private Label

Mô hình bán hàng trên Shopify giúp Seller kiểm soát thương hiệu, tạo dựng thương hiệu riêng, thu hút khách hàng trung thành, tăng lợi nhuận với lợi thế tự do định giá sản phẩm và tối ưu hóa lợi nhuận, tạo ra sản phẩm độc đáo, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Cách thức hoạt động của mô hình này là tìm nhà cung cấp để sản xuất sản phẩm theo thương hiệu riêng, thiết kế bao bì bắt mắt, thu hút tạo ấn tượng, sau đó tạo listing sản phẩm và tối ưu hóa nội dung để thu hút khách hàng.

3.3 Kết hợp FBA và Private Label với Shopify

Ngoài ra, Seller có thể kết hợp song song 2 mô hình này khi bán hàng trên Shopify để mở rộng kênh bán, quản lý đơn hàng, sản phẩm phẩm và khách hàng từ một giao diện duy nhất trên Shopify, tối ưu hóa quy trình bán hàng và gia tăng lợi nhuận.

Để áp dụng mô hình này, bạn cần cài đặt ứng dụng FBA hoặc Private Label phù hợp trên Shopify, kết nối tài khoản Amazon và Shopify của bạn, sau đó đồng bộ sản phẩm từ Amazon sang Shopify hoặc ngược lại.

Các sản phẩm được phép bán trên Shopify

Shopify là nền tảng thương mại điện tử nổi tiếng với số lượng sản phẩm khổng lồ, tuy nhiên không phải sản phẩm nào cũng được phép bán hợp pháp trên Shopify. Các sản phẩm được phép bán bao gồm:

  • Hàng thủ công mỹ nghệ và vật dụng: Trang sức, đồ gốm sứ, tranh vẽ, v.v.
  • Quần áo: Thời trang nam, nữ, trẻ em, phụ kiện thời trang..
  • Đồ dùng và phụ kiện làm đẹp: Mỹ phẩm, dụng cụ trang điểm, sản phẩm chăm sóc da…
  • Đồ dùng dã ngoại: Lều trại, dụng cụ nấu nướng, quần áo dã ngoại…
  • Các sản phẩm vật lý khác
  • Sách điện tử: Tiểu thuyết, sách giáo khoa, sách hướng dẫn…
  • Hộp đăng ký theo định kỳ: Hộp quà tặng, thực phẩm, đồ dùng trang điểm…
  • Tư cách thành viên (vật lý hoặc kỹ thuật số): Khóa học trực tuyến…
  • Các lớp học và bài học (vật lý hoặc kỹ thuật số): Hướng dẫn trực tuyến, khóa học kỹ năng, đào tạo…
  • Vé tham dự sự kiện và trải nghiệm (vật lý hoặc kỹ thuật số): Hội thảo, buổi hòa nhạc, lễ hội…

Bán hàng trên Shopify có mất phí không?

Shopify cung cấp 3 gói dịch vụ với mức giá và tính năng khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp. Dưới đây là chi tiết từng gói để bạn lựa chọn phù hợp:

Gói dịch vụ Giá Ưu điểm Hạn chế Phù hợp với ai?
Basic Shopify $32/tháng – Chi phí rẻ nhất. 

– Cho phép xây dựng cửa hàng trực tuyến và liệt kê sản phẩm không giới hạn. 

– Bao gồm blog để tiếp cận khách hàng.

– Cung cấp báo cáo cơ bản. 

– Số tài khoản quản trị nhân viên ít (2)

– Phí giao dịch thẻ cao hơn so với các gói cao cấp.

– Seller mới lần đầu bán hàng trên Shopify 

– Seller bán hàng quy mô nhỏ.

Shopify $92/tháng – Bao gồm tất cả tính năng của gói Basic Shopify. 

– Tăng số tài khoản quản trị nhân viên lên 5. – Cung cấp báo cáo chuyên nghiệp để theo dõi hiệu quả kinh doanh. 

– Hỗ trợ tên miền và giá cả quốc tế. 

– Giảm phí giao dịch thẻ so với gói Basic Shopify.

– Doanh nghiệp phát triển hơn, cần nhiều tài khoản quản trị và báo cáo nâng cao. 

– Seller bán hàng quốc tế.

Advanced Shopify $399/tháng – Bao gồm tất cả tính năng của gói Shopify. 

– Tăng số tài khoản quản trị nhân viên lên 15. 

– Cung cấp công cụ tạo báo cáo nâng cao. 

– Hỗ trợ tính toán phí vận chuyển từ bên thứ ba. 

– Giảm giá vận chuyển tối đa 76%. 

– Giảm phí giao dịch thẻ và phụ phí thanh toán khác.

– Doanh nghiệp quy mô lớn với nhu cầu quản lý phức tạp. 

– Doanh nghiệp cần báo cáo chi tiết và giảm thiểu chi phí giao dịch.

 

Lời kết

Shopify là nền tảng thương mại điện tử uy tín với nhiều ưu điểm nổi bật như: dễ sử dụng, nhiều tính năng, hỗ trợ đa dạng và cộng đồng người dùng lớn. Với những thông tin chi tiết về cách bán hàng trên Shopify, hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan về một trong những nền tảng kinh doanh thương mại điện tử lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn sở hữu nhiều cửa hàng trên Shopify thì bạn sẽ tốn khá nhiều chi phí cho mỗi store được khởi tạo. Đối với Seller mới, việc này có vẻ đắt đỏ và khó khăn. Lúc này, BurgerShop chắc chắn là một lựa chọn thay thế tuyệt vời bởi bạn có thể:

  • Tạo tài khoản miễn phí, không giới hạn số lượng store trong một tài khoản
  • Thiết lập cửa hàng chuyên nghiệp chỉ trong vài phút, sẵn kho theme đa dạng, tối ưu cho từng niche bán để bạn tha hồ lựa chọn
  • Tối đa hoá giá trị trung bình đơn hàng thông qua các chiến lược upsell, cross-sell hiệu quả với bộ công cụ Smart Sell vô cùng mạnh mẽ
  • Hỗ trợ gắn đa dạng các loại cổng thanh toán như PayPal, Stripe, Tazapay, Payoneer Checkout… tương thích với nhiều phương thức thanh toán để thuận tiện cho khách hàng của bạn
  • Store được đảm bảo tối ưu chuẩn SEO và đạt tiêu chuẩn để đăng ký Google Merchant Center.
  • Support nhiệt tình 24/7, xử lý các vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng.

Liên hệ với BurgerShop ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí trong thời gian sớm nhất:

Website: https://burgershop.io/ 

Email: business@burgershop.io 

Fanpage: https://www.facebook.com/burgershop.io

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.