Hướng dẫn ShopBase chi tiết cho người mới bắt đầu

Linh Dinh April 8, 2024 Không có phản hồi

Nếu bạn là một người kinh doanh Dropshipping lâu năm chắc hẳn không còn xa lạ với Shopbase – nền tảng thương mại điện tử trung gian kết nối xuyên biên giới giữa nhà cung cấp sản phẩm hay khách hàng thông qua các Dropshipper hay PODer. Tuy nhiên nếu là người bán hàng mới thì sẽ khá lạ lẫm với Shopbase. Vậy hãy theo dõi hết bài viết này, BurgerPrints sẽ hướng dẫn ShopBase cực kỳ chi tiết cho những người mới bắt đầu ngay sau đây!

ShopBase là gì?

ShopBase là một nền tảng thương mại điện tử thuộc sở hữu của công ty OpenCommerce Group (tên gọi cũ là Beeketing), có trụ sở chính đặt tại Việt Nam, được thành lập vào năm  2019 bởi CEO Trương Mạnh Quân – một trong 30 gương mặt xuất sắc nhất dưới 30 tuổi tiêu biểu trong lĩnh vực khởi nghiệp công nghệ do Forbes Việt Nam bình chọn năm 2016. Hai mảng chính trong hệ sinh thái của OpenCommerce Group là Cùng với PrintBase và ShopBase. Trong đó ShopBase được tạo ra nhằm cải thiện trải nghiệm Dropshipping và Print-On-Demand (POD) cho cả người mua và người bán.

shopbase-la-gi

ShopBase là nền tảng thương mại điện tử mở xuyên biên giới. Sử dụng nền tảng này, các nhà bán hàng online, đặc biệt là dropshipper, có thể tạo cửa hàng kết nối với nhà cung cấp Với ShopBase, quy trình kinh doanh Dropshipping sẽ được tối ưu trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, giúp những đơn vị kinh doanh thúc đẩy doanh số và lợi nhuận bán hàng.

Khi làm Dropshipping thông thường, seller sẽ phải đối mặt với một số vấn đề như là: Sản phẩm kém chất lượng, quy trình đóng gói hàng hóa không cẩn thận dẫn đến việc sản phẩm tới tay khách hàng đã bị vỡ, hỏng, thời gian giao hàng lâu, các nền tảng xây dựng website bán hàng không hỗ trợ marketing, thống kê dữ liệu, tối ưu kém về mặt trải nghiệm khiến người mua không muốn lưu lại trên trang… người bán khó có thể phát triển kinh doanh bền vững. Tất cả những khó khăn trên đều được ShopBase cùng các công nghệ mà họ mang lại đưa ra những hướng giải quyết nhanh chóng, thỏa đáng.

ShopBase phù hợp với đối tượng nào?

Được phát triển với nhiều tính năng ưu việt, ShopBase hướng tới đối tượng là tất cả người bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử có mong muốn tự kiểm soát toàn bộ quy trình bán hàng và có thể mở rộng quy mô kinh doanh sang thị trường quốc tế. Tiếp đến là những người kinh doanh MMO, nhất là kinh doanh theo hình thức Dropshipping và Dropshipping POD (Prints on Demand – In ấn theo yêu cầu).

shopbase-phu-hop-voi-doi-tuong-nao

Ưu điểm của ShopBase

Dưới đây là những ưu điểm nổi bật của ShopBase giúp quy trình kinh doanh của nhà bán hàng thuận lợi, dễ quản lý hơn:

1. Tạo cửa hàng nhanh chóng

Không cần phải bỏ ra nhiều công sức, hay tốn hàng giờ để sở hữu một cửa hàng online ưng ý, với ShopBase, nhà bán hàng chỉ cần thực hiện vài thao tác là đã sở hữu một cửa hàng Dropshipping trên nền tảng này. Đặc biệt, các cửa hàng trên ShopBase sẽ được nền tảng tối ưu riêng theo từng niche nhằm nâng cao tối đa tỷ lệ chuyển đổi nhờ có kho template giao diện cực phong phú tối ưu cho các ngách.

uu-diem-cua-shopbase-1

Sau khi tạo cửa hàng thành công, seller hoàn toàn có thể bắt đầu Đăng sản phẩm lên ShopBase, thiết lập các danh mục sản phẩm ShopBase Catalog với trình quản lý Collection và bắt đầu bán hàng.

2. Dịch vụ fulfillment quốc tế

ShopBase cung cấp đầy đủ dịch vụ hậu cần thương mại điện tử và fulfillment như là: Tìm kiếm nguồn hàng Dropshipping, kiểm định chất lượng nguồn hàng, đóng gói sản phẩm, kiểm soát quy trình vận chuyển và giao hàng với hệ thống kho hàng Dropship khắp nơi trên thế giới.

Nếu bạn là nhà bán hàng mới gia nhập vào thị trường kinh doanh đang băn khoăn chưa biết tìm nguồn hàng ở đâu, chọn nhà cung cấp nào uy tín, PlusHub – đơn vị cung ứng hàng hóa của ShopBase với trụ sở tại chính Trung Quốc – kho hàng của thế giới – sẽ giúp bạn thực hiện điều này. Bạn chỉ cần gửi yêu cầu sản phẩm mà bạn muốn bán, PlusHub sẽ tiến hành tìm kiếm và trả về kết quả gồm những nhà cung cấp với mức giá cạnh tranh nhất cho bạn. Việc của bạn là xem xét nhà cung cấp phù hợp với yêu cầu, tiến hành đặt hàng, kiểm tra chất lượng sản phẩm và vận chuyển sản phẩm nhanh nhất đến tay khách hàng.

uu-diem-cua-shopbase-2

3. Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi

Nếu kinh doanh online theo kiểu truyền thống thì việc thu traffic về cửa hàng chưa bao giờ là dễ dàng. Còn với ShopBase, bạn sẽ được cung cấp loạt ứng dụng giúp tận dụng tối đa lưu lượng truy cập này:

  • Social Proof Marketing: Tận dụng các yếu tố xác thực và các đánh giá sản phẩm thực tế, chi tiết tới từ chính khách hàng giúp gia tăng độ tin cậy cho cửa hàng.
  • Abandoned Cart Emails & SMS: Gửi SMS và Email Marketing để nhắc nhở khách thanh toán sản phẩm họ bỏ quên trong giỏ hàng với ShopBase Klaviyo.
  • Sales Pop-up: Tạo popup có chứa mã giảm giá hoặc vòng quay may mắn nhằm kích thích hứng thú mua hàng của khách hàng

Tất cả những ứng dụng trên đều do ShopBase thiết kế và hoàn toàn miễn phí. Nhà bán hàng sẽ không cần phải làm việc thêm với các bên thứ ba hay bỏ thêm chi phí để sử dụng các tính năng này.

uu-diem-cua-shopbase-3

4. Tăng doanh thu với Boost Upsell

ShopBase giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí khi hỗ trợ đẩy doanh số triệt để với tính năng gia tăng bán hàng và bán chéo (upsell & cross sell marketing) với tính năng Boost Upsell. 

  • Post-purchase Upsell: Hiển thị các sản phẩm mới với mức giá hấp dẫn nhất nhằm kích thích khách mua thêm sản phẩm với giá ưu đãi ngay sau khi họ hoàn thành check-out.
  • Product Bundle: Giúp bạn gộp các loại sản phẩm với nhau thành từng combo với mức giá tốt hơn so với khi mua lẻ từng sản phẩm.
  • Quantity Discount: Khuyến khích khách hàng mua nhiều sản phẩm hơn bằng các hiển thị các ưu đãi dạng “mua càng nhiều – giảm càng sâu”.

uu-diem-cua-shopbase-4

5. Hỗ trợ tiếng Việt 24/7

Đới với người mới kinh doanh Dropshipping thì khó khăn nhất là không có người hướng dẫn, mọi thứ phải tự tìm hiểu từ con số 0. Khi cửa hàng gặp sự cố, vấn đề rất khó để liên lạc với đội ngũ chăm sóc khách hàng của các nền tảng, nhất là với các nền tảng nước ngoài.

Tuy nhiên, điều này hoàn toàn ngược lại khi bạn kinh doanh Dropshipping trên ShopBase. ShopBase sở hữu đội ngũ Chăm sóc khách hàng dày dặn kinh nghiệm luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn. Người bán chỉ cần nhắn tin vào icon “Live chat” hiển thị trên ShopBase là có thể dễ dàng liên hệ với nhân viên CSKH bất cứ lúc nào.

Hơn thế nữa, ShopBase còn sở hữu Cộng đồng ShopBase VN – Dropship & POD – một trong những cộng đồng Dropshipping Việt Nam quy mô lớn và hoạt động sôi động nhất, luôn lắng nghe và sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm thực chiến nếu bạn thực sự muốn học hỏi.

Hướng dẫn bán Dropshipping trên ShopBase

Dưới đây BurgerPrints sẽ hướng dẫn ShopBase chi tiết cho người mới bắt đầu kinh doanh trên nền tảng này:

1. Đăng ký tài khoản ShopBase

Để đăng ký tài khoản ShopBase, bạn hãy truy cập vào https://accounts.shopbase.com. Giao diện trang đăng ký sẽ hiển thị như hình bên dưới.

huong-dan-shopbase-1

Bạn điền đầy đủ các thông tin như: địa chỉ email, mật khẩu và tên cửa hàng, sau đó chọn “Sign up”. Bạn sẽ được chuyển sang trang chào mừng sau đó chỉ cần chọn “Start now” để chuyển sang bước tiếp theo.

Tại bước tiếp theo, ShopBase sẽ yêu cầu người bán cung cấp các thông tin cá nhân cơ bản bao gồm:

  • First name: Tên của bạn.
  • Last name: Họ của bạn.
  • Store country: Quốc gia nơi bạn đặt cửa hàng.
  • Your personal location: Địa chỉ cá nhân của bạn.
  • How should we contact you: Cách thức liên lạc (số điện thoại).
  • Your personal social profile (optional): Trang cá nhân của bạn, phần này có thể lựa điền hoặc bỏ trống. 

Sau khi điền đầy đủ các thông tin này bạn chọn “Next”. 

huong-dan-shopbase-2

Kế tiếp, bạn sẽ được chuyển sang trang mới để lựa chọn mô hình kinh doanh và doanh thu hàng tháng của cửa hàng:

Lựa chọn mô hình kinh doanh:

  • General Dropshipping: Phần này lựa chọn nếu bạn kinh doanh các mặt hàng phổ thông như thời trang, thực phẩm,…. Hình thức bán hàng không cần đóng gói và vận chuyển, nhờ vậy người bán không cần lưu kho sản phẩm. Với Dropshipping, nhà bán hàng chỉ cần đăng tải và quảng cáo sản phẩm, xác nhận đơn hàng, sau đó chuyển thông tin đơn hàng đến cho bên cung cấp hàng hóa, thường là đơn vị bán sỉ hoặc nhà sản xuất. Bên thứ ba sẽ thực hiện công việc đóng gói, vận chuyển sản phẩm đến tay khách hàng. Phần lợi nhuận mà nhà bán hàng được hưởng chính là phần chênh lệch giữa giá trị đơn hàng và chi phí mà người bán cần thanh toán cho bên thứ ba. 
  • Niche Dropshipping: Tương tự như trên nhưng áp dụng cho cửa hàng bán một hoặc một vài sản phẩm ngách như đồ chơi trẻ em, đồ dùng cho thú cưng,…
  • Prints-on-Demand: In theo yêu cầu là một mô hình dropshipping với các sản phẩm như áo phông, cốc, móc chìa khóa,… được in lên thiết kế riêng của cửa hàng hoặc yêu cầu của khách hàng. Khi nhận được yêu cầu đơn đặt hàng, nhà bán hàng sẽ chuyển đơn đến cho đơn vị in ấn để thực hiện sản xuất, đóng gói, vận chuyển sản phẩm đến tay khách hàng.
  • Others: Các tùy chọn dropshipping khác.

Lựa chọn doanh thu của cửa hàng (hoặc doanh thu kỳ vọng):

Nội dung liên quan:   [:vi]Nguồn hàng Dropshipping để kinh doanh quốc tế tại Việt Nam[:]

Lựa chọn mức doanh thu hiện tại (hoặc doanh thu kỳ vọng) của cửa hàng theo gợi ý của ShopBase rồi chọn Next.

huong-dan-shopbase-3

Sau khi được chuyển sang trang kế tiếp, bạn chọn “I want a ShopBase store” là bạn đã chính thức đăng ký ShopBase thành công.

huong-dan-shopbase-4

2. Thiết lập cửa hàng

Sau khi hoàn thành bước đăng ký tài khoản, bạn cần thực hiện các thao tác thiết lập cửa hàng của mình trên ShopBase

2.1. Tùy chỉnh giao diện

Thiết lập danh mục: Trước tiên bạn cần thiết lập danh mục sản phẩm cho cửa hàng. Tại trang quản trị của ShopBase, mục Add product, bạn chọn vào ô Create product listings.

huong-dan-shopbase-5

Tại đây, ngoài những thông tin cơ bản của sản phẩm, giá, hàng tồn kho, bạn còn có thể tận dụng để tối ưu SEO cho sản phẩm bằng cách nhấp vào Edit website SEO.

huong-dan-shopbase-6

Ngoài ra, ShopBase còn cho phép nhà bán hàng tạo bộ sưu tập – ShopBase Catalog, Product feed để thuận tiện cho việc chạy quảng cáo trên Facebook hoặc Google Shopping. Để thêm bộ sưu tập, nhà bán hàng có thể truy cập vào mục Product ở trang quản trị ShopBase và chọn Product feed.

huong-dan-shopbase-7

2.2. Cài đặt thanh toán

Để cài đặt thanh toán, nhà bán hàng chọn vào Enable payment provider để cài đặt thẻ thanh toán. Thẻ này có tác dụng thanh toán dịch vụ cho ShopBase và nhận thanh toán của khách hàng. 

Lưu ý: ShopBase là nền tảng thương mại điện tử toàn cầu (global) nên nhà bán hàng cần sử dụng thẻ thanh toán quốc tế như: Visa/Mastercard, Paypal hay Stripe.

huong-dan-shopbase-8

2.3. Xác thực tên miền

Bước tiếp theo là thêm hoặc mua tên miền (domain). Bạn chọn vào ô Add or buy a domain để cài đặt tên miền. 

huong-dan-shopbase-9

Nếu bạn quy mô kinh doanh của bạn nhỏ thì có thể dùng domain sẵn có đuôi là onshopbase.com của ShopBase để tiết kiệm chi phí. Nhưng nếu business size của bạn lớn, bạn nên mua một domain riêng để thể hiện sự chuyên nghiệp. 

Để mua domain bạn chỉ cần nhập tên domain mong muốn rồi chọn Buy new domain.

huong-dan-shopbase-10

2.4. Thiết lập mã theo dõi

Tạo bước này bạn có thể thiết lập các loại mã theo dõi để theo dõi hành vi khách hàng, từ đó đưa ra phân tích chính xác để điều chỉnh phù hợp cho các chiến dịch của cửa hàng.

huong-dan-shopbase-11

Để thiết lập mã theo dõi bạn chọn vào ô Install tracking codes để tiến hành cài đặt tracking.

Các loại mã theo dõi bạn có thể cài bao gồm:

  • Google Analytics
  • Facebook pixel
  • Klaviyo integration – một phần mềm marketing chuyên tạo ra trải nghiệm của người dùng
  • Google Ads conversion tracking
  • Các đoạn script tuỳ chỉnh khác

2.5. Thêm sản phẩm

Để thêm sản phẩm mới lên cửa hàng của bạn trên ShopBase, bạn hãy thực hiện theo từng bước dưới đây trong Trình quản trị cửa hàng.

Bước 1: Từ trang quản trị của ShopBase, chọn Products > All products.

huong-dan-shopbase-12

Bước 2: Trong trang Products, chọn + Add product để tạo sản phẩm mới.

huong-dan-shopbase-13

Bước 3: Nhập tiêu đề và các trường thông tin chi tiết về sản phẩm tại trang Add product.

huong-dan-shopbase-14

Cụ thể, dưới đây là các trường thông tin mà bạn cần điền và diễn giải chi tiết:

  • Title: Là tên của sản phẩm, tối đa 255 ký tự.
  • Description: Là mô tả về sản phẩm. Hãy cố gắng viết mô tả thông tin sản phẩm đầy đủ và có sức thuyết phục để thu hút được người mua thực hiện các hành động trên trang như thêm vào giỏ hàng hoặc mua ngay. Để sản phẩm của bạn có thể đạt được thứ hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm, hãy cá nhân hóa cách viết thông tin sản phẩm và tối ưu SEO trên cửa hàng của bạn. Ngoài ra, trường thông tin này có khả năng chỉnh sửa văn bản đa dạng nên bạn hoàn toàn có thể định dạng văn bản theo ý thích của riêng mình để làm nổi bật những tính năng nổi bật của sản phẩm.
  • Images: Là phần hiển thị các hình ảnh của sản phẩm của bạn cho khách hàng thấy. Bạn có thể chọn Add image (thêm hình ảnh từ máy tính) hoặc Add image from URL (thêm hình ảnh từ một địa chỉ liên kết). Phần hình ảnh sản phẩm bạn nên cung cấp đầy đủ các hình ảnh chi tiết sản phẩm ở mọi góc độ để khách hàng dễ hình dung và an tâm mua sắm.
  • Pricing: Là phần liên quan đến giá và chi phí của sản phẩm. Nhà bán hàng có thể thiết lập các thông tin như:
    • Price: Giá bán của sản phẩm, giá này sẽ được hiển thị trên trang sản phẩm cho khách hàng nhìn thấy
    • Compare at price: Giá gốc của sản phẩm khi chưa được giảm giá, giá này cũng sẽ được hiển thị cho khách hàng nhìn thấy.
    • Cost per item: Chi phí nhà bán hàng phải trả cho một sản phẩm hoặc một biến thể, chi phí này sẽ không hiển thị trên cửa hàng cho khách hàng thấy mà chỉ hiển thị bên trong trang quản trị ShopBase

Lưu ý: Đơn vị tiền tệ được sử dụng cho sản phẩm sẽ là đơn vị tiền tệ dùng cho toàn bộ của cửa hàng mà bạn đã chọn ngay khi đăng ký tài khoản, nếu muốn thay đổi đơn vị tiền tệ bạn có thể vào trang General ở mục Settings.

  • Inventory: Là phần thông tin liên quan đến lưu kho sản phẩm. Nhà bán hàng có thể thiết lập các thông tin về:
    • SKU (stock keeping unit): Mã hàng hóa được thiết kế để hỗ trợ việc phân loại hàng hóa trong kho theo các tiêu chí như kiểu dáng, ngày sản xuất, kích thước, và các thông tin khác. Đây là một công cụ quan trọng giúp người bán quản lý hàng tồn kho một cách chi tiết và hiệu quả. Để đảm bảo theo dõi và báo cáo bán hàng một cách chính xác, mỗi mã SKU cần phải là duy nhất. Tuy nhiên, việc nhập trường SKU không bắt buộc, và nhà bán hàng cũng có thể tự tạo định dạng mã SKU phù hợp cho mình.
    • Barcode (ISBN, UPC, GTIN, etc.): Còn được biết đến với tên gọi mã vạch, hình ảnh này bao gồm một chuỗi các đường nét đen trắng song song, khi quét sẽ cung cấp thông tin về sản phẩm tương ứng. Trong quá trình thêm sản phẩm vào cửa hàng trên nền tảng ShopBase, trường Barcode không bắt buộc phải điền, tuy nhiên, khi bán hàng trên các kênh như Google Shopping hay Amazon, việc nhập trường này là bắt buộc để sản phẩm có thể xuất hiện trên các kênh bán hàng đó. GTIN, là một dạng mã vạch duy nhất được sử dụng quốc tế để lưu trữ và xác định thông tin sản phẩm. UPC, EAN, ISBN,… là các biến thể khác nhau của GTIN. Trong trường hợp không có mã GTIN cho một sản phẩm, bạn có thể yêu cầu nhà sản xuất cung cấp cho bạn.
    • Inventory policy: Trong cài đặt, nhà bán hàng có thể quyết định liệu ShopBase có theo dõi tồn kho của sản phẩm hay không. Chọn “Don’t track inventory” nếu bạn không muốn ShopBase theo dõi tồn kho của sản phẩm hoặc “ShopBase tracks this product’s inventory” nếu bạn muốn ShopBase theo dõi tồn kho của sản phẩm. Khi bạn chọn “ShopBase tracks this product’s inventory”, trường “Quantity” sẽ hiển thị để bạn nhập số lượng sản phẩm có trong kho, và số lượng tồn kho này sẽ được cập nhật sau mỗi lần có đơn đặt hàng. Đánh dấu tích vào “Allow customers to purchase this product when it’s out of stock” nếu bạn muốn cho phép khách hàng đặt hàng trước các sản phẩm đã hết hàng (số lượng tồn kho là 0).

huong-dan-shopbase-15

  • Shipping: Đây là phần liên quan đến thông tin vận chuyển sản phẩm. Ở đây, bạn có thể nhập trọng lượng của sản phẩm vào trường “Weight”. Trọng lượng của sản phẩm sẽ được sử dụng để tính toán giá vận chuyển.
  • Custom options: Đây là phần cho phép bạn tùy chỉnh các tính năng cá nhân hóa cho sản phẩm.
  • Variants: Đây là phần giúp bạn cấu hình thông tin liên quan đến các biến thể của sản phẩm, như màu sắc và kích thước,…
  • Search engine listing preview: Phần này cung cấp một bản xem trước về cách sản phẩm của bạn sẽ xuất hiện trong kết quả của các công cụ tìm kiếm. Bản xem trước bao gồm tiêu đề sản phẩm (Page title), địa chỉ liên kết của trang sản phẩm (URL và handle) và một phần mô tả sản phẩm (Meta description). Bạn có thể nhấp vào “Edit website SEO” để chỉnh sửa bản xem trước. Ở mục này bạn nên sử dụng tối đa 70 ký tự cho tiêu đề trang và 320 ký tự cho mô tả meta.

huong-dan-shopbase-16

  • Product availability: Đây là phần mà bạn có thể thiết lập để quyết định sản phẩm có được hiển thị trên các kênh thông tin khác hay không. Bạn có thể đánh dấu tích vào các kênh mà bạn muốn sản phẩm xuất hiện, bao gồm:
    • Online store listing pages: cho phép sản phẩm được hiển thị trên các trang của cửa hàng trực tuyến của bạn như trang chủ, trang bộ sưu tập, trang tìm kiếm sản phẩm,…
    • Search Engine Bot Crawlers: cho phép sản phẩm được hiển thị trên các trang công cụ tìm kiếm.
    • Sitemap files: cho phép sản phẩm được hiển thị trong các tệp sơ đồ trang web.
  • Organization: Phần này cho phép bạn cấu hình các thông tin liên quan đến sản phẩm, giúp bạn tổ chức và sắp xếp sản phẩm một cách hiệu quả hơn trên cửa hàng trực tuyến của mình. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian quản lý và tìm kiếm sản phẩm trên cửa hàng, đồng thời cũng giúp người mua dễ dàng tìm kiếm sản phẩm hơn. Bạn có thể thiết lập các thông tin sau:
    • Loại sản phẩm (Product type): Bạn có thể nhập thông tin về loại sản phẩm vào trường này. Mỗi sản phẩm chỉ có thể thuộc một loại. Bạn có thể tạo loại sản phẩm mới hoặc chọn từ danh sách các loại đã tạo trước đó. Để tạo một loại mới, nhập vào trường Loại sản phẩm và nhấp vào Lưu thay đổi.
    • Nhà sản xuất (Vendor): Ở đây, bạn có thể nhập thông tin về nhà sản xuất, nhà bán buôn hoặc nhà cung cấp sản phẩm.
    • Bộ sưu tập (Collections): Đây là nơi tập hợp các sản phẩm có điểm chung. Trường này cho phép bạn chọn bộ sưu tập mà sản phẩm sẽ thuộc về. Trước khi chọn bộ sưu tập, bạn cần tạo mới một bộ sưu tập.
    • Thẻ (Tags): Trường này cho phép bạn thêm các thẻ liên quan đến sản phẩm. Bạn có thể thêm thẻ để giúp dễ dàng tìm kiếm sản phẩm.

Cuối cùng, sau khi đã hoàn thành tất cả các thông tin cần thiết, bạn chọn Save changes để lưu tất cả thông tin về sản phẩm mới.

3. Thử nghiệm hoạt động cửa hàng

Trước khi chính thức đưa gian hàng của bạn vào hoạt động, bạn nên thử nghiệm cửa hàng với các bước như:

  • Đặt thử một đơn hàng
  • Kiểm tra các số liệu thu về từ mã tracking
  • Xem lại các sản phẩm ở front store, thiết kế,….
  • Kiểm tra lại phần cài đặt vận chuyển
  • Kiểm tra các thông báo của email

Khi bạn đã chắc chắn về hoạt động của cửa hàng, bạn có thể xuất bản để bắt đầu bán hàng. Tuy nhiên, để mọi khách hàng đều có thể truy cập cửa hàng của bạn, bạn cần thực hiện thao tác xóa mật khẩu. Nếu cài đặt mật khẩu, khách hàng sẽ bắt buộc phải nhập mật khẩu để truy cập cửa hàng của bạn. Cách này chỉ nên áp dụng cho một số mặt hàng cụ thể hoặc với mức giá ưu đãi dành riêng cho khách hàng thân thiết. Tuy nhiên, đối với các cửa hàng mới, không nên cài đặt mật khẩu vì điều này sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng.

Các bước xóa mật khẩu cho cửa hàng như sau:

  • Tại trang quản trị của ShopBase, bạn chọn vào mục Online store >> Preferences
  • Tại mục Password protection, tích bỏ chọn ô Enable password.

huong-dan-shopbase-17

  • Hộp thoại xác nhận sẽ xuất hiện sau khi bạn bỏ chọn, bạn cần xác nhận theo hướng dẫn để hoàn tất.

4. Bắt đầu bán hàng

Khi đã hoàn tất tất cả các bước trước đó, bạn có thể lựa chọn gói đăng ký và bắt đầu mở cửa hàng để khách hàng truy cập mua sắm.

Những câu hỏi thường gặp về ShopBase

1. ShopBase và Shopee có giống nhau không?

Câu trả lời cho câu hỏi này là KHÔNG. ShopBase và Shopee là hai đơn vị hoàn toàn độc lập.

ShopBase và Shopee là hai nền tảng thương mại điện tử khác nhau và có một số điểm tương đồng & khác biệt quan trọng.

Tương đồng:

  • Cả hai đều là các nền tảng thương mại điện tử cho phép người dùng tạo và quản lý cửa hàng trực tuyến.
  • Cả hai đều cung cấp các công cụ và tính năng để bán hàng trực tuyến, bao gồm quản lý sản phẩm, xử lý đơn hàng, và tích hợp các phương thức thanh toán.

Khác biệt:

Nội dung liên quan:   [:vi]Kinh nghiệm làm Dropshipping chi tiết cho người mới[:]
Tính năng ShopBase Shopee
Xuất xứ Việt Nam
Đông Nam Á và Đài Loan
Phạm vi hoạt động Tập trung vào Việt Nam và một số quốc gia khác
Mở rộng ở nhiều quốc gia châu Á – Thái Bình Dương
Mục tiêu Nền tảng thương mại điện tử toàn diện
Sàn thương mại điện tử bán lẻ
Tính năng Tối ưu hóa cho dropshipping và POD, nhiều ứng dụng miễn phí tích hợp
Đa dạng tính năng, hỗ trợ nhiều mô hình kinh doanh
Giao diện Hiện đại, dễ sử dụng
Dễ sử dụng, thân thiện với người dùng
Traffic Tự thu hút
Có sẵn lượng truy cập tự nhiên
Ưu điểm Tối ưu cho dropshipping & POD, chi phí thấp, dễ sử dụng
Lượng truy cập lớn, nhiều khách hàng tiềm năng, hỗ trợ đa dạng
Nhược điểm Thị phần nhỏ hơn, ít tính năng hơn Shopee
Phí hoa hồng cao hơn, cạnh tranh cao

Tóm lại, ShopBase và Shopee là hai nền tảng thương mại điện tử độc lập nhau với những điểm tương đồng và khác biệt riêng biệt, và sẽ phù hợp hơn cho những người dùng và doanh nghiệp khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu và mục tiêu kinh doanh cụ thể của họ.

nhung-cau-hoi-thuong-gap-ve-shopbase-1

2. Chi phí vận chuyển trên ShopBase như thế nào?

Phí vận chuyển trên ShopBase sẽ thay đổi tùy theo địa điểm giao hàng, loại sản phẩm và số lượng sản phẩm trong đơn hàng. Trong trường hợp đơn hàng bao gồm các sản phẩm có phí vận chuyển khác nhau, mặt hàng có phí vận chuyển cao nhất sẽ được ưu tiên, và các sản phẩm còn lại trong đơn hàng sẽ được tính phí vận chuyển bổ sung dựa trên mặt hàng đầu tiên này. Phí vận chuyển sẽ tự động cập nhật và hiển thị trong tổng chi phí.

3. Thời gian vận chuyển của ShopBase là bao lâu?

Thời gian vận chuyển thông thường của đơn hàng sẽ phụ thuộc vào địa điểm nhận hàng cũng như loại sản phẩm được đặt mua. Điều này có nghĩa là mỗi loại sản phẩm có thể có thời gian vận chuyển khác nhau.

Tùy thuộc vào loại sản phẩm, khách hàng sẽ nhận được mã theo dõi (tracking numbers) trong khoảng từ 7 đến 10 ngày làm việc sau khi thực hiện mua hàng. Các đơn hàng thường được giao từ 7 đến 20 ngày làm việc kể từ ngày PlusBase cập nhật mã theo dõi cho đơn hàng.

nhung-cau-hoi-thuong-gap-ve-shopbase-2

Thời gian vận chuyển và ngày giao hàng có thể biến đổi tùy thuộc vào dịch vụ bưu điện địa phương trong khu vực của quý khách. Thời gian vận chuyển cụ thể như sau:

  • Các đơn hàng tại Hoa Kỳ thường sẽ được giao đến khách hàng trong khoảng từ 7 đến 10 ngày làm việc sau khi bắt đầu quá trình vận chuyển.
  • Đối với các đơn hàng quốc tế, vui lòng chờ đợi từ 7 đến 20 ngày làm việc để đơn hàng được giao đến quốc gia của quý vị. Điểm giao hàng cuối cùng thường thông qua dịch vụ bưu điện địa phương.

Tuy nhiên, trong những dịp lễ tết đặc biệt nhu cầu đặt hàng tăng cao, có thể cần thêm từ 5 đến 10 ngày làm việc cho các dịch vụ vận chuyển giao hàng đến tay khách hàng.

4. ShopBase có miễn phí không?

ShopBase cung cấp một thời gian dùng thử miễn phí kéo dài 14 ngày cho người bán mới để họ có thể thử nghiệm việc tạo cửa hàng và kinh doanh trên nền tảng ShopBase. Trong thời gian dùng thử này, không tính phí đăng ký, kể cả khi bạn thêm thông tin thẻ ngân hàng để nâng cấp từ gói dùng thử sang gói dịch vụ tính phí định kỳ.

Sau khi hết thời gian dùng thử, nhà bán hàng sẽ cần trả thêm các loại phí như:

1. Phí đăng ký

Phí đăng ký (subscription fee) là phí định kỳ và cần nộp dựa trên gói dịch vụ bạn đăng ký với ShopBase. ShopBase cung cấp 4 gói dịch vụ là: Fulfillment Only (Chỉ xử lý đơn hàng), Basic Base (Cơ bản), Standard Base (Tiêu chuẩn) và Pro Base (Nâng cao) cùng với 2 lựa chọn thanh toán là thanh toán định kỳ hàng tháng hoặc thanh toán định kỳ hàng năm.

Thanh toán định kì  hàng năm thường sẽ có mức phí tốt hơn so với thanh toán hàng tháng, và nhà bán hàng sẽ được giảm trực tiếp khi thanh toán toàn bộ tiền phí đăng ký này. Hiện nay, phí đăng ký ShopBase được thanh toán qua tài khoản Balance.

Bạn có thể tham khảo các mức giá tại đây để phù hợp với từng kế hoạch cụ thể. nhung-cau-hoi-thuong-gap-ve-shopbase-3

2. Phí giao dịch

Phí giao dịch (hoặc phí xử lý thanh toán) sẽ được tính cho mỗi giao dịch khi nhà bán hàng sử dụng cổng thanh toán được tích hợp trong cửa hàng ShopBase để nhận thanh toán của khách hàng cho các đơn hàng thành công.

Phí giao dịch cũng tùy thuộc vào mỗi gói. Phí giao dịch sẽ được miễn nếu cửa hàng của bạn có ít hơn 50 đơn hàng và đang trong thời gian dùng thử miễn phí.

3. Phí SMS

Phí SMS được tính cho mỗi tin nhắn SMS tự động về đơn hàng chưa hoàn thành thanh toán được gửi từ ShopBase đến khách hàng.

Khoản phí này sẽ được tính theo khu vực của người nhận như sau:

  • Bắc Mỹ (bao gồm Hoa Kỳ và Canada): $0.02/SMS được gửi.
  • Nam Mỹ (bao gồm Nicaragua, Mexico, Trinidad và Tobago, Jamaica, Brasil, Peru, Argentina, Colombia, Chile, Guatemala, Costa Rica, Panamá, Paraguay, Haiti, Bermuda, El Salvador, Honduras, Barbados, Venezuela, Grenada, Aruba, Guyana, Saint Lucia, British Virgin Islands, Dominica, Anguilla, Suriname, Belize, Saint Vincent và Grenadines): $0.08/SMS được gửi.
  • Châu Âu (bao gồm Tây Ban Nha, Thụy Điển, Pháp, Anh, Đức, Ý, Bồ Đào Nha, Cộng hòa Séc, Hungary, Na Uy, Áo, Slovakia, Slovenia, Croatia, Ireland, Ba Lan, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Phần Lan, Cyprus, Serbia, Estonia, Bosnia và Herzegovina, Malta, Moldova, Montenegro, Đan Mạch, Lithuania, Latvia, Georgia, Luxembourg, Albania, Greenland, Jersey, Guernsey, Isle of Man, Iceland, Macedonia, Armenia, Gibraltar, Faroe Islands, Andorra): $0.12/SMS được gửi.

Lời kết

Như vậy là BurgerPrints đã hướng dẫn ShopBase một cách chi tiết nhất giúp người bán hàng mới có thể dễ dàng tiếp cận và bắt đầu bán hàng trên nền tảng này. Nếu bạn đang tìm hiểu và muốn bắt đầu bán hàng trên nền tảng với tính năng phát trực tiếp đầy tiềm năng này thì đừng bỏ qua những thông tin hữu ích của chúng tôi nhé!

Tạo cửa hàng trực tuyến miễn phí với BurgerShop

Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình mở cửa hàng trên ShopBase, BurgerShop có thể cung cấp cho bạn giải pháp lý tưởng. BurgerShop là một nền tảng hỗ trợ các nhà bán hàng mở cửa hàng một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Với dịch vụ của BurgerShop, bạn có thể tạo tài khoản, thiết lập cửa hàng và đăng bán sản phẩm chỉ trong vài thao tác đơn giản. BurgerShop là lựa chọn hoàn hảo với việc miễn phí tạo tài khoản và không có giới hạn về số lượng cửa hàng trong một tài khoản. Đội ngũ hỗ trợ của BurgerShop luôn sẵn lòng hỗ trợ 24/7 thông qua nhiều kênh như email, mạng xã hội và trò chuyện trực tuyến. Bạn có thể dễ dàng liên hệ với chúng tôi mọi lúc.

Ngoài ra, BurgerShop cung cấp dịch vụ fulfillment BurgerPrints hàng đầu, với khả năng sản xuất nhanh chóng và vận chuyển ổn định. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ cụ thể:

Website: https://burgershop.io/

Email: business@burgershop.io 

Fanpage: https://www.facebook.com/burgershop.io

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.