Google Scholar là gì? 4 cách sử dụng Google Scholar hiệu quả

Linh Dinh June 24, 2024 Không có phản hồi

Bạn đang muốn tìm kiếm nguồn tài liệu đáng tin cậy để phục vụ cho công việc nghiên cứu của mình? Google Scholar chính là giải pháp tối ưu nhất giúp bạn giải quyết khó khăn. Vậy Google Scholar là gì, có những cách nào để sử dụng Google Scholar hiệu quả? Hãy cùng BurgerPrints tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Google Scholar là gì?

Google Scholar là một trong các sản phẩm của Google. Công cụ tìm kiếm này hoàn toàn miễn phí, hỗ trợ người dùng tìm kiếm, thu thập những tài liệu chuyên về học thuật, kiến thức khoa học để phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Do đó, kho dữ liệu trên Google Scholar đều xuất phát từ các nhà xuất bản nổi tiếng, trường đại học danh giá hoặc các trang web chuyên về học thuật.

Đối tượng chính của Google Scholar

Google Scholar chính là một kho tàng kiến thức “siêu khủng” khi chứa các bài báo, nghiên cứu, luận văn.., của nhiều tác giả trên toàn thế giới. Các tài liệu thường được ứng dụng trong giảng dạy và nghiên cứu nên đối tượng chính của công cụ tìm kiếm Google Scholar là:

  • Học giả, nhà nghiên cứu, giảng viên đại học
  • Sinh viên đại học và sau đại học
  • Các nhà nghiên cứu
  • Cơ quan, tổ chức, các chuyên gia muốn tìm kiếm kiến thức

Tính năng nổi bật của Google Scholar

Sự xuất hiện của công cụ tìm kiếm Google Scholar đã đem đến cho người dùng nhiều tiện ích như sau:

  • Nguồn thông tin đa dạng ở mọi lĩnh vực: Tại Google Scholar, người dùng có thể tìm kiếm thông tin ở bất kỳ lĩnh vực học thuật nào bởi trên đây chứa kho tàng kiến thức khổng lồ.
  • Nguồn tin có độ tin cậy cao: Tất cả các tài liệu trên Google Scholar đều có trích dẫn đầy đủ. Bên cạnh đó, nội dung được cô đọng, cung cấp chính xác nên người đọc có thể nắm bắt thông tin dễ dàng.
  • Kho lưu trữ lớn: Tài liệu trên Google Scholar được lưu trữ qua nhiều năm nên người dùng có thể tổng hợp tài liệu đầy đủ.
  • Đa dạng hình thức trích dẫn: Google Scholar hỗ trợ người dùng với nhiều hình thức trích dẫn khác nhau như APA, MLA… Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn có thể tùy chọn trích dẫn mong muốn.
  • Tải tài liệu nhanh chóng: Các thông tin, tài liệu trên công cụ tìm kiếm Google Scholar đều được hiển thị dưới dạng file PDF nên bạn có thể tải về máy dễ dàng.

Ưu và nhược điểm Google Scholar

Là một công cụ tìm kiếm nên Google Scholar song song tồn tại những ưu, nhược điểm như sau:

Ưu điểm

  • Giao diện dễ dùng: Giao diện của Google Scholar khá đơn giản, dễ nhìn và thông dụng nên nó giúp người dùng tìm kiếm các thông tin một cách nhanh chóng. Đặc biệt, Google Scholar có tích hợp tính năng tìm kiếm theo năm nên sẽ tiết kiệm được thời gian tổng hợp thông tin.

  • Kho tài liệu khổng lồ và đa dạng: Google Scholar đem đến cho người dùng một kho tàng kiến thức đa dạng từ khắp nơi trên thế giới. Công cụ sẽ đề xuất cho bạn những nguồn tin về tài liệu gốc với độ chính xác cực cao.

  • Dễ dàng liên kết với phần mềm hỗ trợ trích dẫn tự động: Không chỉ hỗ trợ người dùng trích dẫn trực tiếp tài liệu mà Google Scholar còn liên kết được với các phần mềm hỗ trợ trích dẫn tự động như EndNote, RefMan, BibTex… Mục đích của thao tác này giúp người dùng thực hiện việc sao chép thông tin của các tác giả để thực hiện trích dẫn nhanh chóng.
  • Lưu tài liệu dễ dàng: Với Google Scholar, bạn có thể lưu tài liệu bằng một thao tác đơn giản là “đánh sao”. Những tài liệu sau khi được đánh dấu sẽ xuất hiện trong “Thư viện của tôi”. Bạn chỉ cần nhấn vào thư viện và mở tài liệu ra xem nhanh chóng.

Nhược điểm

  • Không hỗ trợ Abstract: Abstract chính là phần tóm tắt nội dung của bài luận bao gồm phương pháp luận, mục tiêu và kết luận. Khi nhìn vào abstract, người đọc sẽ định hình rõ hơn về tài liệu xem có phù hợp với nghiên cứu của mình hay không. Tuy nhiên, hiện phần abstract chưa được hỗ trợ trên Google Scholar.

  • Trả phí để đọc full bài: Để đọc được toàn bộ tài liệu trên Google Scholar thì bạn cần phải trả phí bởi lượng thông tin miễn phí mà công cụ cung cấp vẫn còn khá ít. Nếu không trả phí thì hầu hết các tài liệu, bạn chỉ có thể đọc phần đầu.
  • Thuật toán tìm kiếm còn nhiều hạn chế: Thuật toán trên Google Scholar còn nhiều hạn chế khi thông tin không được phân loại theo lĩnh vực nên không thể tìm kiếm các từ khóa dựa vào Literature Review hoặc Abstract.
  • Trích dẫn sai: Google Scholar được biết đến là một trong các dịch vụ của Google có độ tin cậy cao về trích dẫn. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, công cụ này vẫn đưa ra những trích dẫn sai. Nên khi tìm kiếm và đọc tài liệu, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng nhé!

Các thao tác có thể thực hiện được trên Google Scholar

Một số thao tác mà người dùng có thể dễ dàng thực hiện trên Google Scholar như sau:

1. Xóa bài viết

Khi sử dụng Google Scholar, bạn có thể xóa đi những bài viết không đúng với nhu cầu tìm kiếm một cách dễ dàng. Bạn chỉ cần chọn bài viết muốn xóa rồi nhấn chọn “Xóa”.

Mục đích chính của việc xóa bài viết là để khắc phục quy trình thống kê tự động các bài viết của tác giả trên Google Scholar bị lỗi. Do đó, các tác giả cần xem lại lịch sử bài viết của mình để xóa đi bài viết không cần thiết.

2. Khôi phục bài viết đã xóa

Nếu Google Scholar có tính năng xóa bài viết thì chắc chắn Google sẽ thêm vào chức năng “Khôi phục bài viết đã xóa”. Mục đích ra đời của chức năng để người dùng sử dụng trong các tình huống nhầm lẫn và cần lấy lại tài liệu cần thiết.

Sau khi bấm chọn xóa, tài liệu sẽ được đưa tới “Thùng rác”. Tại đây, bạn chỉ cần thực hiện thao tác: Tìm kiếm bài viết cần khôi phục rồi nhấn “Restore”.

3. Tìm kiếm theo tiêu đề bài viết

Việc tìm kiếm theo tiêu đề bài viết sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian cho người dùng. Ví dụ, bạn muốn tìm kiếm các bài viết với chủ đề “Ảnh hưởng của phát triển kinh tế lên hạnh phúc”, bạn chỉ cần nhập tên tiêu đề rồi nhấn biểu tượng tìm kiếm trên Google Scholar. Từ đó, các bài viết với tiêu đề liên quan sẽ xuất hiện.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng danh mục để tìm kiếm các bài viết liên quan trực tiếp đến tiêu đề nghiên cứu. Tại đây, các bài viết được đề xuất sẽ dựa trên sự giống nhau với bài viết ban đầu của bạn.

4 cách sử dụng Google Scholar hiệu quả, dễ tìm kiếm

Mỗi lần tìm kiếm, Google Scholar sẽ trả về 1000 kết quả nhưng đa số 10 bài viết đầu tiên sẽ hữu ích nhất đối với người đọc. Do đó, để có thể tìm kiếm thông tin hiệu quả nhất, bạn cần nắm được cách sử dụng công cụ tìm kiếm này như sau:

1. Sử dụng từ khóa thay vì một câu đầy đủ

Để tìm kiếm được tài liệu gần nhất với nhu cầu, bạn cần sử dụng từ khóa thay vì một câu đầy đủ. Bởi khi sử dụng một câu quá dài sẽ khiến Google Scholar không tìm được kết quả phù hợp. Do đó, bạn hãy mô tả chính xác chủ đề cần tìm qua một từ khóa ngắn gọn.

2. Thêm năm vào cụm từ tìm kiếm

Nếu bạn muốn tìm tài liệu sát nhất với khoảng thời gian nghiên cứu thì hãy thêm năm vào cụm từ tìm kiếm nhé! Ví dụ, bạn thêm năm 2022 vào cụm từ “GDP nước Mỹ” thì Google Scholar sẽ cung cấp tất cả tài liệu có liên quan và được tải lên vào năm 2022.

3. Sử dụng dấu ngoặc kép để tìm kiếm một cụm từ chính xác

Trên thực tế, bạn chỉ cần gõ cụm từ khóa, Google Scholar đã có thể trả về những tài liệu mong muốn nhưng kết quả có thể là từng từ riêng biệt. Do đó, để Google Scholar cung cấp kết quả chính xác nhất thì bạn hãy đặt cụm từ tìm kiếm vào trong dấu ngoặc kép.

4. Thanh điều hướng bên trái để điều chỉnh kết quả tìm kiếm

Khi kết quả trả về cho bạn quá nhiều, bạn hãy sử dụng thanh tùy chọn ở bên trái màn hình để thu hẹp kết quả. Bạn có thể loại trừ theo năm tìm kiếm, bằng sở hữu trí tuệ, các mức độ liên quan khác nhau, tác giả….

Cách đăng tải tài liệu lên Google Scholar

Để tải tài liệu lên Google Scholar, bạn cần thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1: Truy cập vào Google Scholar và tiến hành đăng nhập bằng tài khoản email được mặc định trong công cụ tìm kiếm.

  • Trường hợp 1: Đăng nhập bằng email cá nhân: Nếu đây là lần đầu tiên bạn sử dụng Google Scholar thì phần “Hồ sơ của tôi” sẽ xuất hiện ở góc trên cùng bên trái.

  • Trường hợp 2: Đăng nhập bằng email tổ chức: Khi đăng nhập bằng email tổ chức, Google sẽ đưa ra cảnh báo và đề xuất việc đăng nhập bằng email cá nhân. Mục đích của việc này là giúp người dùng luôn có quyền truy cập tài khoản Google Scholar của mình. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nhập email tổ chức và bỏ qua đề xuất này.

Bước 2: Bạn cần điền các trường bắt buộc của Google Scholar. Sau khi điền xong, bạn sẽ hoàn thành việc đăng nhập và có thể tiến hành tìm kiếm các bài viết học thuật cũng như thêm tài liệu vào hồ sơ.

Bước 3: Tại đây, bạn có thể chọn các bài viết được hiển thị sẵn hoặc thêm các bài viết một cách thủ công lên Google Scholar.

1. Thêm tài liệu có sẵn vào Google Scholar

Để thực hiện, bạn chỉ cần chọn các bài viết xuất hiện trong danh sách hoặc sử dụng thanh công cụ tìm kiếm. Bạn cũng có thể tìm kiếm các bài viết riêng lẻ hoặc theo nhóm bài viết chỉ với thao tác đơn giản. Bạn nhấn chọn “Nhóm” hoặc “Bài viết” ở phía trên cùng.

Sau khi chọn bài viết xong, bạn có thể chuyển sang bước tùy chọn sửa đổi các tính năng liên quan đến tài khoản Google Scholar. Sau khi hoàn tất, bạn đã có thể xem bài viết của mình từ hồ sơ riêng, sửa đổi thông tin, thêm ảnh hay chỉ định các trường mong muốn.

2. Tải tài liệu lên Google Scholar một cách thủ công

Để thêm các ấn phẩm chưa xuất hiện trên Google Scholar, bạn cần thao tác thủ công theo các bước sau:

Bước 1: Bạn cần nhấn tùy chọn “Thêm bài viết” theo cách thủ công trong hồ sơ của mình.

Bước 2: Một cửa sổ sẽ xuất hiện, bạn cần nhập đầy đủ thông tin mà Google Scholar yêu cầu trước khi tải tài liệu lên.

Lưu ý: Bạn cần đảm bảo rằng việc cập nhật hồ sơ và các bài viết được đăng tải lên đều thuộc sở hữu của bạn. Hệ thống của Google cũng theo dõi và có chế tài cho việc vi phạm quyền tác giả.

Một số lưu ý khi tải tài liệu lên Google Scholar

Như đã đề cập ở trên, Google Scholar có thể phân loại các bài viết theo cách mà người dùng đưa ra một cách chi tiết nhất. Có thể kể đến như mức độ xuất hiện, lượt tìm kiếm, sự trích dẫn cụ thể… Các bài viết có khả năng sẽ được xuất hiện ở top đầu tìm kiếm khi có lượng truy cập cao khi các điều kiện được đưa ra được đáp ứng. Do đó, người dùng khi tải tài liệu hãy cố gắng điền thông tin càng chi tiết càng tốt.

Trên Google Scholar, người dùng có thể kiểm tra xem ai đang trích dẫn ấn phẩm của mình, tính toán số liệu trích dẫn hoặc theo dõi đồ thị trích dẫn theo thời gian. Để làm được điều đó, bạn cần đặt tiểu sử tác giả ở chế độ công khai để tên bạn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google Scholar.

Một số câu hỏi thường gặp

Ai có thể xem tài liệu Google Scholar của tôi?

Bất kỳ ai cũng có thể xem tài liệu trên Google Scholar của bạn, chỉ cần bài viết của bạn được lập chỉ mục trên Google Scholar.

Làm sao để người khác tìm thấy tài liệu Google Scholar của tôi?

Để người khác có thể tìm kiếm tài liệu trên Google Scholar thì tài liệu của bạn cần phải được lập chỉ mục. Bởi sau khi lập chỉ mục, tài liệu mới xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, quá trình lập chỉ mục cần thời gian và tùy vào Google, nhưng để đảm bảo được lập chỉ mục thì hồ sơ của người đăng phải đáp ứng 2 tiêu chí là:

  • Hồ sơ chủ yếu là các bài báo trên tạp chí: Bài báo nghiên cứu học thuật, báo cáo kỹ thuật…
  • Cung cấp miễn phí toàn văn bản hoặc tóm tắt đầy đủ do chính tác giả viết cho tất cả các bài viết của mình.

Kết luận

Bài viết trên của BurgerPrints đã giúp bạn hiểu rõ được khái niệm Google Scholar là gì, đây không chỉ là một công cụ tìm kiếm thông tin hữu ích mà còn là một nền tảng hỗ trợ toàn diện cho quá trình nghiên cứu và học tập. Việc sử dụng Google Scholar một cách thông minh và hiệu quả sẽ đóng góp tích cực vào sự phát triển tri thức và học thuật của người dùng Để xem thêm các bài viết về dịch vụ, sản phẩm của Google, đừng ngại ghé blog của BurgerPrints nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.