Yêu cầu xác minh seller trên Amazon và Đạo luật INFORM Consumers Act của Hoa Kỳ

Phuong Thao May 26, 2023 Không có phản hồi

Trong những ngày gần đây, Amazon đang triển khai một loạt yêu cầu xác minh danh tính của seller. Các biện pháp này nhằm đáp ứng Đạo luật mới của US – INFORM Consumers Act. Đạo luật này yêu cầu những thị trường lớn thu thập và xác minh thông tin về người bán bên thứ ba định kỳ hàng năm.

1. Amazon đang làm gì và cách họ yêu cầu xác minh danh tính?

Amazon đã đưa là thông báo vào ngày 10 tháng 5 năm 2023, cho biết seller có thể được yêu cầu thu thập, xác minh và tiết lộ thông tin về doanh nghiệp của ho. Tóm lại, seller có thể được yêu cầu xác minh một số thông tin như sau:

  • Giấy tờ tùy thân do chính phủ cấp
  • Địa chỉ doanh nghiệp
  • Thông tin tài khoản ngân hàng
  • Địa chỉ email đang hoạt động
  • số điện thoại đang hoạt động
  • Mã số thuế

Hầu hết seller đã phải cung cấp thông tin này khi mở tài khoản, nhưng Amazon đang tiến thêm một bước và yêu cầu nhiều người bán lên lịch phỏng vấn video để xác minh những thông tin này.

2. Amazon cảnh báo huỷ kích hoạt tài khoản

Nhiều seller cảm thấy lo lắng vì:

  • Amazon đưa ra một khoảng thời gian tương đối ngắn để xác minh tài khoản (thường là 2 tuần hoặc ít hơn).
  • Amazon đang đe dọa hủy kích hoạt tài khoản nếu việc xác minh không được thực hiện đúng hạn.
  • Amazon đã gửi những cảnh báo huỷ kích hoạt tài khoản đến mọi seller nói chung, thông điệp này có thể không đúng với một số tài khoản. 

Amazon-US-inform-consumer-act-BurgerPrints

Nhiều seller nhận được thông báo không chính xác và có phần khó hiểu từ Amazon. Ví dụ: Amazon thông báo bạn có thể kiểm tra trên Seller Central xem tài khoản của bạn đã được xác mình hay chưa. Tuy nhiên khi kiểm tra thì lại không hề thấy có tuỳ chọn nào như vậy. Hay người bán có thể nhận được thông báo từ những thị trường họ không thường bán như Mexico, Australia, chứ không phải US – nơi đạo luật mới được ban hành và thực thi.

3. Điều gì xảy ra nếu thông tin của seller không chính xác trong Seller Central?

Đối với hầu hết seller, việc tuân thủ Đạo luật INFORM Consumers Act sẽ gây khó chịu nhưng không phải là vấn đề lớn vì thông tin của họ là chính xác trong Seller Central. Tuy nhiên, đối với một số seller, việc tuân thủ có thể là một vấn đề, ví dụ những seller có thể gặp rắc rối vì không tuân thủ Đạo luật:

  • Seller có thông tin lỗi thời trong Seller Central vì nhiều lý do, bao gồm cả địa chỉ và số điện thoại cũ.
  • Seller đang sử dụng tài khoản ngân hàng cá nhân kết hợp với doanh nghiệp.
  • Seller đã mở tài khoản dưới danh tính doanh nghiệp gian lận.
  • Seller đã mở tài khoản với danh tính cá nhân gian lận.

Đối với những seller có thông tin lỗi thời, có vẻ như Amazon đang cho phép họ chỉ cần cập nhật thông tin này ngay lập tức và không có bất kỳ hậu quả nào. Thông thường, nếu đã hoàn tất xác minh thông tin bắt buộc, bạn sẽ không cần gửi lại miễn là thông tin đó không thay đổi. Nếu cần thực hiện thêm hành động, Amazon sẽ liên hệ với bạn qua email để cung cấp các hướng dẫn cụ thể. Hãy trả lời những email này trong thời gian quy định để tránh bị hủy kích hoạt tài khoản. 

Về Seller đang sử dụng kết hợp thông tin cá nhân hoặc tài khoản ngân hàng cá nhân với doanh nghiệp của họ thì có thể gặp sự cố trong tương lai gần. Vẫn còn phải xem liệu Amazon có cho phép điều này hay không. 

Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất sẽ liên quan đến những seller đã mở tài khoản với danh tính gian lận, dù là doanh nghiệp hay cá nhân (giảm thiểu những người bán như vậy về cơ bản là mục tiêu của Đạo luật mới tại US). 

4. Đạo luật INFORM Consumers Act của US là gì?

Đạo luật INFORM Consumers Act của US được thông qua vào ngày 17 tháng 11 năm 2022 nhưng phải đến tháng 6 năm 2023 mới có hiệu lực. Mục tiêu của Đạo luật là tăng cường tính minh bạch trên các thị trường trực tuyến bằng cách yêu cầu các nền tảng trực tuyến lớn có doanh thu hơn 100 triệu đô la, như Amazon, tiết lộ thông tin nhất định về seller bên thứ ba của họ cho người tiêu dùng.

Theo Đạo luật, các thị trường trực tuyến có ít nhất 100 triệu người dùng hoạt động hàng tháng phải tiết lộ thông tin sau về seller bên thứ ba của họ cho người tiêu dùng:

  • Tên và thông tin liên lạc của người bán
  • Seller ở Hoa Kỳ hay ở nước ngoài
  • Seller đã đăng ký với nền tảng
  • Liệu seller có phải là đối tượng của bất kỳ hành động thực thi nào của các cơ quan chính phủ hoặc tổ chức bảo vệ người tiêu dùng nào không
  • Bất kỳ thông tin bổ sung nào mà Ủy ban Thương mại Liên bang (Federal Trade Commission) xác định sẽ hữu ích cho người tiêu dùng

Về cơ bản, đạo luật này đang tìm cách giảm số lượng sản phẩm giả mạo và các tác nhân xấu nói chung ở các thị trường khác nhau. 

Kết luận

Về lâu dài, việc Amazon xác minh danh tính seller nghiêm ngặt có thể là một điều tốt cho những người bán tuân thủ luật lệ. Vấn đề chính hiện nay là tốc độ mà Amazon triển khai các biện pháp kiểm tra danh tính bắt buộc này, về cơ bản là cố gắng xác minh hàng triệu người bán tiềm năng chỉ trong vòng vài tuần. Điều này có thể gây ra rất nhiều sự gián đoạn và ảnh hưởng đến Seller.

Đừng quên kiểm tra lại ngay thông tin tài khoản của mình trong phần “Account Info” để đảm bảo tất cả thông tin là chính xác và cập nhật nhất!

—————————————

Nội dung liên quan:   10 LÝ DO MỌI NGƯỜI THẤT BẠI VỚI AMAZON

Fanpage: https://www.facebook.com/BurgerPrintsPOD

Group: https://www.facebook.com/groups/BurgerPrints

Telegram: https://t.me/BurgerPrints

Youtube: https://www.youtube.com/@burgerprintsinc8975

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.